(Người Thành Thị – Business.Cosmolife.vn) Ngày 12/4/2025, tại Thành phố Hồ Chí Minh vừa diễn ra Hội thảo “Y học cổ truyền và Bảo tồn Động vật hoang dã - Hướng đi từ Dược liệu thay thế”. Chương trình do Mạng lưới Bảo vệ Động vật hoang dã trong Y học cổ truyền phối hợp cùng Viện Y Dược Việt tổ chức, với sự hỗ trợ của tổ chức phi lợi nhuận Choice. Chuỗi hội thảo nhằm mục tiêu tìm kiếm và thúc đẩy các giải pháp thay thế bền vững trong y học cổ truyền mà không gây tổn hại đến động vật hoang dã và hệ sinh thái.
Từ lâu, các thành phần có nguồn gốc từ động vật hoang dã đã được sử dụng rộng rãi để điều trị nhiều bệnh lý trong Y học Cổ truyền. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm này ngày càng tăng, điều này đang đẩy nhiều loài động vật hoang dã đến nguy cơ tuyệt chủng. Bên cạnh đó, việc săn bắt và khai thác động vật hoang dã không kiểm soát có thể dẫn đến sự lây lan của các dịch bệnh từ động vật sang người, tạo ra mối nguy hiểm to lớn đối với sức khỏe cộng đồng. Chính vì thế, việc tìm kiếm và thúc đẩy các giải pháp thay thế bền vững trong Y học Cổ truyền trở nên vô cùng quan trọng và cấp thiết. Các thảo dược và dược liệu thay thế không chỉ có giá thành thấp, dễ dàng tiếp cận và bền vững hơn mà còn mang lại các tác dụng điều trị hiệu quả, giúp bảo vệ động vật hoang dã, đồng thời duy trì đa dạng sinh học và cân bằng hệ sinh thái toàn cầu.
Ngày 12/4/2025, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội thảo “Y học cổ truyền và Bảo tồn Động vật hoang dã - Hướng đi từ Dược liệu thay thế”. Chương trình do Mạng lưới Bảo vệ Động vật hoang dã trong Y học cổ truyền phối hợp cùng Viện Y Dược Việt tổ chức, với sự hỗ trợ của tổ chức phi lợi nhuận Choice. Theo Ban Tổ chức, từ lâu các thành phần có nguồn gốc từ động vật hoang dã đã được sử dụng rộng rãi để điều trị nhiều bệnh lý trong y học cổ truyền. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm này ngày càng tăng, điều này đang đẩy nhiều loài động vật hoang dã đến nguy cơ tuyệt chủng.
Số liệu về tình trạng tuyệt chủng của các loài động vật hoang dã hay được sử dụng trong y học cổ truyền cho thấy, hơn 1 triệu cá thể tê tê bị giết hại trong giai đoạn năm 2000 - 2014 (TRAFFIC). Tất cả 8 loài tê tê trên thế giới hiện nay đều đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng (IUCN). Tại Châu Á, số lượng tê tê đã giảm hơn 80% trong 20 năm qua do bị săn bắt để lấy vảy và thịt. (IUCN)
Đối với hổ, diện tích phân bố của loài này đã bị thu hẹp đến 93% chỉ trong 1 thế kỷ (IUCN). Theo ước tính, có khoảng 7000 - 8000 cá thể hổ đang bị nuôi nhốt tại các cơ sở trên khắp Châu Á (TRAFFIC). Tính đến tháng 11/2021, chỉ còn khoảng 3900 cá thể hổ hoang dã trên toàn thế giới, sụt giảm đáng kể so với 100.000 cá thể một thế kỷ trước (WWF).
Tình hình cũng không khá hơn đối với loài tê giác khi Sách Đỏ IUCN xếp 3 trong 5 loài tê giác còn lại (tê giác đen, tê giác Sumatra và tê giác Java) vào diện loài cực kỳ nguy cấp (IUCN). Từ đầu thế kỷ 20, số lượng tê giác hoang dã trên toàn cầu đã giảm mạnh từ 500.000 cá thể xuống còn chưa tới 28.000 con (IRF).
Tương tự, hơn 12.000 cá thể gấu đang bị nuôi nhốt trong các trang trại lấy mật ở Châu Á (WAP, 2018). Tính đến tháng 8/2024, vẫn còn 94 cá thể gấu đang bị nuôi nhốt trong 16 cơ sở tư nhân tại Hà Nội (ENV)…
Phát biểu tại hội thảo, PGS.TS Nguyễn Phương Dung – Viện trưởng Viện Y Dược Việt cho biết, từ lâu, các bộ phận từ động vật hoang dã đã được sử dụng trong nhiều bài thuốc cổ truyền. Tuy nhiên, nhu cầu ngày càng tăng đang đẩy nhiều loài đến bờ vực tuyệt chủng, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh từ động vật sang người. “Việc thúc đẩy các giải pháp thay thế bền vững là cần thiết và cấp bách. Dược liệu từ thảo dược có giá thành thấp, dễ tiếp cận và thân thiện môi trường, nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả điều trị”, bà Dung nhấn mạnh.
PGS.TS Nguyễn Phương Dung – Viện trưởng Viện Y Dược Việt phát biểu
Cùng quan điểm, Thầy thuốc Ưu tú, BS.CKI Đặng Thị Phương Thảo cho rằng, Tân phương Đông y – sự kết hợp giữa lý luận Y học cổ truyền và cơ chế tác động của hoạt chất thảo dược – chính là bước tiến quan trọng trong lộ trình thay thế. Các sản phẩm từ dược liệu này không chỉ đạt hiệu quả điều trị mà còn phù hợp với xu hướng y học hiện đại: an toàn, bền vững và không gây tổn hại đến thiên nhiên.
Ở góc nhìn pháp lý và môi trường, ThS.KS Lê Ngọc Tuấn cảnh báo việc tiêu thụ động vật hoang dã là hành vi vi phạm pháp luật và gây nguy hiểm cho cộng đồng. “Các loài hoang dã có thể mang mầm bệnh nguy hiểm, đe dọa hệ sinh thái và sức khỏe con người. Cần có biện pháp mạnh mẽ để chấm dứt hành vi này”, ông nhấn mạnh.
Hội thảo không chỉ là nơi chia sẻ tri thức chuyên môn mà còn tạo cầu nối giữa các chuyên gia y học, cơ quan quản lý, doanh nghiệp và tổ chức bảo tồn, hướng đến một nền Y học cổ truyền phát triển hài hòa với thiên nhiên.
Mạng lưới Bảo vệ Động vật hoang dã trong Y học cổ truyền được thành lập năm 2022 bởi các chuyên gia đầu ngành quốc tế như TS.BS Yemeng Chen (Chủ tịch Cao đẳng Y học cổ truyền New York), GS.TS Lixing Lao (Chủ tịch Đại học Y học Tổng hợp Virginia), và bà Lixin Huang (nguyên Chủ tịch Cao đẳng Y học cổ truyền Hoa Kỳ). Mạng lưới hướng đến mục tiêu nâng cao nhận thức cộng đồng và thúc đẩy nền y học thân thiện với môi trường. Choice là một công ty không vì lợi nhuận, được thành lập tại Việt Nam, cung cấp các giải pháp và dịch vụ thiết thực, hiệu quả về mặt chi phí trong lĩnh vực giáo dục, truyền thông môi trường và tư vấn phát triển bền vững, dành cho cả khối phi lợi nhuận và vì lợi nhuận. Với đội ngũ sáng lập và điều hành uy tín, có tay nghề cao với kinh nghiệm thực hiện nhiều dự án thay đổi hành vi và nhận thức về môi trường, Choice là công ty uy tín trên thị trường để phát triển và thực hiện các dự án môi trường, giúp các đối tác đạt được mục tiêu của mình, đồng thời góp phần xây dựng một tương lai bền vững của Việt Nam, nơi cả thiên nhiên và con người cùng phát triển. Viện Y Dược Việt là một tổ chức nghiên cứu khoa học chuyên sâu trong lĩnh vực Y học và Dược học, với mục tiêu thúc đẩy phát triển Y học cổ truyền kết hợp với khoa học hiện đại. Viện tập trung vào việc nghiên cứu các dược liệu truyền thống và hoạt chất dược liệu, từ đó phát triển các phương pháp điều trị mới, gọi là Tân phương Đông y, kết hợp giữa lý luận Y học cổ truyền và các tiến bộ khoa học dược học hiện đại. Bên cạnh đó, Viện cũng đẩy mạnh hợp tác quốc tế và trong nước trong các lĩnh vực khoa học cơ bản, sinh học, hóa học hữu cơ và dược học, đồng thời sản xuất và chuyển giao công nghệ sản xuất dược liệu đạt chuẩn GMP cho các doanh nghiệp. Viện còn tham gia vào công tác bảo tồn giống cây dược liệu, cung cấp giống đạt chuẩn và hướng dẫn công nghệ trồng, thu hoạch, chế biến dược liệu. Thêm vào đó, Viện tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên sâu về Y - Dược, và khoa học cơ bản để chia sẻ kiến thức và kết nối các chuyên gia trong ngành.Publish: Người Thành Thị – Cosmolife.vn | Source: Choice