Cập nhật những kiến thức sức khỏe thú vị và đầy bổ ích đầu tháng 12
6846 Views
04-12-2022
Share on Google+ Share on Twitter Share on Facebook Share on Pinterest Share on Linkedin

(Cosmolife.vn) Trên sóng truyền hình đầu tháng Mười Hai vnày, nhiều chương trình trò chuyện truyền hình với các bác sỹ uy tín cung cấp cho bạn những kiến thức sức khỏe thường thức và mới nhất như: Bác Sỹ Gia Đình, Hỏi Bác Sỹ Chuyên Khoa, Bác Sỹ Nhi Khoa, Vui Khỏe Đẹp Mỗi Ngày, Sống Khỏe Đời Vui...

Vui Khỏe Đẹp Mỗi Ngày: Những lưu ý khi đo đường huyết tại nhà

Tập 31 chương trình Vui Khỏe Đẹp Mỗi Ngày vừa lên sóng trên kênh THVL1. MC Ngọc Nhi làm nhiệm vụ kết nối với chuyên gia là Thạc sĩ - Bác sĩ Đặng Thanh Huy, trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM. Chương trình tuần này sẽ giúp khán giả có thêm kiến thức khi tự đo đường huyết tại nhà. 

Trong tình huống tuần này, người con gái muốn đưa mẹ mình đến bệnh viện để kiểm tra đường huyết định kỳ. Tuy nhiên, người mẹ lại từ chối vì cho rằng mình đã ăn uống rất kỹ càng, cả món ngọt mình yêu yêu thích như trà sữa cũng đã kiêng không đụng tới nên sức khỏe rất ổn, không cần đến bệnh viện. Lúc này, người con đề nghị sẽ mua máy đo đường huyết tại nhà để cha mẹ không cần mất công đến bệnh viện. Nghe vậy, người cha liền quyết định tìm đến chuyên gia để được tư vấn rõ hơn. 

Là chuyên gia xuất hiện trong chương trình tuần này, bác sĩ Đặng Thanh Huy chia sẻ về những chỉ số đường huyết an toàn đối với người bình thường như: “Đường huyết lúc đói: <100mg/dl (<5,6 mmol/l); Đường huyết sau bữa ăn: <140mg/dl (7,8 mmol/l); Đường huyết buổi tối trước khi ngủ: 110 - 150mg/dl (6,0 - 8,3 mmol/l) và HbA1C: <5,7 %”

Bác sĩ cho biết, biến chứng khi hạ đường huyết như: choáng váng, vã mồ hôi, ngất xỉu,... Biến chứng khi tăng đường huyết như: Gây mù lòa, suy thận, ảnh hưởng đến tim mạch và hệ thần kinh; Đặc biệt là gây nhiễm toan ceton máu trên người bệnh đái tháo đường type 1; trên người bệnh đái tháo đường type 2 gây tăng áp lực thẩm thấu (mất nước, hôn mê, co giật).

Bác sĩ Đặng Thanh Huy nói thêm, việc theo dõi đường huyết thường xuyên giúp chủ động biết được sự biến động lượng đường trong máu để kịp thời thay đổi lối sống phù hợp khi đường huyết thay đổi. Vì vậy việc dù bị đái tháo đường hay không vẫn nên theo dõi, kiểm tra đường huyết thường xuyên.

Theo bác sĩ: “Đối tượng cần thường xuyên theo dõi đường huyết thường xuyên bao gồm: Người bị tiền đái tháo đường và đái tháo đường; Người từ 45 tuổi trở lên; Người có người thân bị đái tháo đường; Người thiếu ngủ; Phụ nữ mang thai có đái tháo đường thai kỳ; Người mắc các bệnh tim mạch; Béo phì, thừa cân; Người thường xuyên bị căng thẳng, ít vận động, hút thuốc lá; Người có dấu hiệu nghi ngờ đái tháo đường như uống nhiều, tiểu nhiều, sụt cân và mờ mắt”

Những lưu ý trong việc chọn lựa máy đo đường huyết: Nên chọn mua máy có nguồn gốc rõ ràng, được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, được bán tại các nhà thuốc uy tín, có dược sĩ tư vấn cách sử dụng và chọn máy được các Tổ chức Y tế Thế giới kiểm định và đánh giá đạt độ chính xác 99,9%;  Nên chọn máy có giao diện dễ nhìn và tiện cho người cao tuổi dễ sử dụng; Có thể chọn máy đo đường huyết có các chức năng phụ tiện dụng như: Bộ nhớ lưu 512 kết quả, tự động tính kết quả trung bình của 7, 14 và 30 ngày sử dụng,... 

Đặc biệt, để đo đường huyết tại nhà đúng và thu kết quả chính xác cần lưu ý: Đo vào buổi sáng khi ngủ dậy, sau ăn sáng, ăn trưa và buổi tối trước khi đi ngủ và nên đo sau khi ăn từ một đến hai giờ; Rửa sạch tay và sát khuẩn trước khi đo; Lắp kim đúng cách và lấy đủ lượng máu; Không đo liên tục trên cùng một ngón, đo luân phiên ở các đầu ngón tay khác nhau và dùng khăn sạch ấn nhẹ vào ngón tay để cầm máu sau khi đo xong; Lắp que thử vào máy đúng cách; Không tiến hành lấy máu nếu cảm thấy đau nhức đầu ngón tay và không nên tái sử dụng que test khi thử. 

Sống Khỏe Đời Vui: Phương pháp điều trị bệnh trĩ tại nhà vừa đơn giản, vừa dễ làm mà ít người biết

Chương trình Sống Khỏe Đời Vui tập 30 mùa hai với chủ đề Giải pháp điều trị bệnh trĩ tại nhà an toàn, hiệu quả với sự tham gia tư vấn của ThS BS Lê Trung Nam - Giảng viên Trường Đại học Y Dược TP.HCM với sự kết nối của MC Thanh Phương.

Tiểu phẩm tuần này với sự tham gia diễn xuất của diễn viên Bảo Trí, Hữu Thạch, Thành Tá. Mở đầu tiểu phẩm tình huống, nhân vật Hữu Thạch vừa cầm chiếc làn vừa nhăn nhó bước đi với dáng vẻ “kì lạ”. Trong chiếc làn kia là lá lốt, cúc tần, ngải cứu và nghệ mà ông vừa đi hái được ở đàn anh là nhân vật Bảo Trí. Cầm mớ lá trong người, ông tự tin: “Có tứ dược này là mình khỏe rồi, hết bệnh luôn”. Tuy nhiên, người em của mình bị bệnh trĩ, nhân vật Bảo Trí đã tìm đến thầy lang để nhờ giúp đỡ nhưng liền bị vợ xuất hiện ngăn cản và khuyên nên tìm bác sĩ để được tư vấn, điều trị đúng cách.

Theo dõi tình huống tiểu phẩm, ThS BS Lê Trung Nam cho biết bệnh trĩ chiếm tỉ lệ cao nhất trong các loại bệnh thuộc về hậu môn và trực tràng. Bệnh trĩ được gây ra do tình trạng căng giãn quá mức của hệ thống rối tĩnh mạch trĩ (hay sự phình tĩnh mạch) ở mô xung quanh hậu môn, trực tràng và hình thành nên các búi trĩ.

Theo bác sĩ Nam, bệnh trĩ được chia thành ba loại: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Khi mắc loại bệnh này sẽ gặp những triệu chứng điển hình như đi tiêu ra máu hoặc thấy đau, nóng, rát ở vùng hậu môn, trực tràng. Ban đầu, bệnh nhân chỉ thấy đại tiện khó khăn, xuất hiện máu dính trên giấy vệ sinh nhưng về sau sẽ thấy máu chảy thành giọt hay thành tia. Thậm chí nặng hơn nữa là mỗi khi đại tiện hay đi lại nhiều hay ngồi xổm là lại chảy máu gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

“Phương pháp điều trị bệnh trĩ sẽ được chia thành hai loại: Điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa. Khi trĩ ở giai đoạn nhẹ thì chúng ta sẽ điều trị theo phương pháp nội khoa, có nghĩa là điều chỉnh lối sống kết hợp với uống thuốc điều trị. Ở giai đoạn nặng hơn, có nguy cơ xuất hiện biến chứng thì bác sĩ sẽ xem xét để tiến hành phẫu thuật. Tuy nhiên, phẫu thuật vẫn không thể nào làm cho búi trĩ mất triệt để vì hệ thống tĩnh mạch bên trong đã bị suy yếu. Khi búi trĩ đã được cắt, người bệnh cần hạn chế tối đa ăn những thực phẩm chua, cay, nóng vì dễ gây nên tình trạng táo bón. Bên cạnh đó, việc ngồi nhiều hay đứng quá lâu cũng khiến cho nguy cơ tái phát bệnh trĩ tăng cao. Bệnh nhân cần điều trị từ khi bệnh mới ở giai đoạn đầu tiên để tránh tiến tới giai đoạn cần phải phẫu thuật.

Đối với mức độ bệnh nhẹ, người bệnh có thể tự điều trị tại nhà nhưng phải tái khám định kỳ để kiểm tra xem mức độ bệnh giảm hay tăng để điều chỉnh phương pháp cho phù hợp. Khi điều trị tại nhà, người bệnh cần phải lưu ý các nguyên tắc. Thứ nhất: Chống viên, chống nhiễm khuẩn ở vị trí các búi trĩ. Thứ hai: Làm bền thành mạch, làm tăng hồi lưu tĩnh mạch để co hồi và săn se búi trĩ”, bác sĩ Lê Trung Nam tư vấn thêm .

Ngoài các phương pháp phẫu thuật, sử dụng thuốc tây thì hiện nay phương pháp điều trị bằng thảo dược cũng được sử dụng phổ biến. Tác dụng của thảo dược trong điều trị bệnh cũng có chức năng chống viên, chống nhiễm khuẩn, tăng sức bền thành mạch và giúp co hồi, săn se búi trĩ tốt hơn.

Còn đối với phương pháp giã thảo dược như lá lốt, cúc tần, nghệ như trong tiểu phẩm sẽ gây nên nguy cơ viêm nhiễm. Bên cạnh đó, người bệnh cần thay đổi thói quen sống hàng ngày, uống đủ nước, ăn đầy đủ các loại rau xanh, trái cây để bổ sung chất xơ, tránh tình trạng táo bón. Ngoài ra, hạn chế ăn những thực phẩm cay, nóng, tránh mang vác nặng, ngồi lâu, đứng lâu. Đồng thời, người bệnh nên tập luyện thể thao hằng ngày để duy trì cân nặng một cách tốt nhất.

Nghe bác sĩ tư vấn, nhân vật Hữu Thạch đã được “khai sáng” và tìm ra cách điều trị phù hợp cho mình.

Bác Sĩ Nhi Khoa: Thời điểm quan trọng cần bổ sung kẽm cho trẻ

Tập 39 Bác Sĩ Nhi Khoa với chủ đề “Những thời điểm quan trọng cần bổ sung kẽm cho trẻ”. Chương trình với sự dẫn dắt của MC Nam Hee cùng chuyên gia ThS.BS Hồ Quốc Pháp – Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM. Tham gia tiểu phẩm tình huống tuần này là các diễn viên Lâm Vỹ Dạ, Kha Ly và Hứa Minh Đạt.

Đang trò chuyện cùng chị gái, cô em liên tục gửi lời cảm ơn đến chị mình. Cô nói: “Chuyện này em cảm ơn chị lắm luôn. Đợt vừa rồi, con của em nó bị mệt mỏi, rồi nó quể quải, biếng ăn nữa. Ai ngờ chị qua thấy được tình trạng này và cho em biết con em đang thiếu kẽm”. Cô em còn cho biết đã đưa con mình đi thăm khám bác sĩ nhưng cần phải có thời gian để bổ sung lại lượng kẽm đã thiếu hụt.

Nghe xong, người chị liền cho biết: “Bổ sung là phải bổ sung liền, em để lâu kéo dài là nó bị lờn đó nha”. Phản đối lại lời của chị gái, cô em liền cho rằng việc bổ sung kẽm phải uống đúng liều lượng và đúng thời gian theo chỉ định của bác sĩ. Lúc này, chồng của cô em mới bất ngờ về tới. Thấy hai chị em cãi nhau dữ dội nên anh chồng đã nhờ bác sĩ tư vấn.

Giải đáp thắc mắc của các nhân vật trong tình huống, ThS.BS Hồ Quốc Pháp cho biết: “Khi trẻ thiếu kẽm có nhiều biểu hiện như biếng ăn, mất vị giác, hay ốm, móng tay có đốm trắng, trí nhớ kém, mất tập trung,… Bởi vì thấy hậu rất nghiêm trọng nên khi trẻ thiếu kẽm thì phụ huynh liền bổ sung kẽm với hàm lượng rất cao trong thời gian dài. Đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm, chúng ta cần bổ sung kẽm ở mức độ vừa phải với liều lượng phù hợp cho từng độ tuổi theo một cách khoa học. Nếu bổ sung quá liều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ”.

“Phụ huynh cần bổ sung vào những lúc trẻ cần như lúc trẻ đang bị ốm vặt, đang biếng ăn,… Tuy nhiên có những thời điểm trẻ không gặp những trường hợp trên nhưng phụ huynh vẫn có thể bổ sung cách nhau từ một đến hai tháng. Có thể bổ sung kẽm cho trẻ bằng các sản phẩm từ trứng, sữa và đồng thời có thể sử dụng một vài thực phẩm hỗ trợ có chứa kẽm và vitamin C”, vị bác sĩ chia sẻ thêm.

Hỏi Bác Sĩ Chuyên Khoa: Những lưu ý khi chọn tã quần cho người lớn tuổi bị rối loạn tiểu tiện

Tập ba chương trình Hỏi Bác Sĩ Chuyên Khoa vừa lên sóng trên kênh HTV7 với chủ đề “Mặc tã ở người cao tuổi - khó nhưng không khó”. MC Ngọc Nhi làm nhiệm vụ kết nối với chuyên gia là Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thị Sơn, Nguyên giảng viên Đại học Y Dược TP.HCM đưa ra những lời khuyên hợp lý cho khán giả.

Trong tình huống tuần này, hai vợ chồng lớn tuổi đều bị rối loạn tiểu tiện nên người chồng quyết định nhịn uống nước cả ngày và yêu cầu vợ cũng phải làm theo để hạn chế tiểu đêm, tiểu són. Lúc này, người em gái đến chơi và cho biết mình cũng gặp trường hợp tương tự và sau khi sử dụng tã quần cho người lớn đã có thể thoải mái ăn uống, tự do đi lại mà không sợ tiểu són. Tuy nhiên, thấy anh chị không tin, người em quyết định tìm đến chuyên gia để được tư vấn rõ hơn.

Là chuyên gia xuất hiện trong tuần này, bác sĩ Nguyễn Thị Sơn cho biết: “Rối loạn tiểu tiện thường do kích thích của bàn quan làm cho người bệnh thường đi tiểu hoặc uống nước không đúng cách. Trường hợp nhịn uống nước cả ngày như trong tình huống không những không giải quyết triệt để bệnh mà còn làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe”. Theo bác sĩ, phải nạp đủ từ 1,5 - 2 lít nước/ ngày để đảm bảo đủ lượng nước cho cơ thể hoạt động. Việc nạp không đủ nước vào cơ thể sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, trường hợp thiếu nước kéo dài sẽ gây rối loạn nước và điện giải, ảnh hưởng đến chức năng của thận. 

Theo chuyên gia, nên hạn chế uống nước (hoặc uống từng ngụm nhỏ khi khát) trong khoảng thời gian 2-3 tiếng trước khi ngủ để vừa đảm bảo được sức khỏe vừa hạn chế được tình trạng rối loạn tiểu tiện hằng đêm. Bác sĩ nói thêm, nhiều trường hợp sử dụng băng vệ sinh để khắc phục rối loạn tiểu tiện sẽ có nhiều bất tiện như: Kích thước băng vệ sinh nhỏ nên không đủ thấm hút nước tiểu, dễ bị tràn và cần thay nhiều lần vào ban đêm; Mặc áp sát vào cơ thể gây khó chịu. 

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Sơn, tã quần là giải pháp phổ biến được người cao tuổi từ 50, 55 tuổi tại Nhật Bản và Hàn Quốc sử dụng khi bắt đầu gặp vấn đề rối loạn tiểu tiện, giúp họ cảm thấy thoải mái và tự tin hơn trong cuộc sống. Bác sĩ cho biết thêm: “Có nhiều lợi ích của giải pháp tã quần đối với người cao tuổi có thể tự chủ đi lại như: Hạn chế việc thức dậy nhiều lần vào ban đêm, ngủ ngon và đủ giấc hơn; Dễ hòa nhập với cuộc sống hơn, tự tin khi đến với các buổi hội họp gia đình, bạn bè mà không lo phải tìm chỗ tiểu tiện gấp; Có thể chủ động tự chăm sóc bản thân hơn”.

Tuy nhiên, quan điểm của người lớn tuổi thường cho rằng chỉ có trẻ em hoặc người bệnh khó khăn di chuyển mới sử dụng tã quần khiến tâm lý người lớn khó chấp nhận phương pháp mặc tã quần này. Theo bác sĩ, con cái nên thường xuyên giải thích để những người cha mẹ lớn tuổi hiểu hơn về lợi ích của mặc tã quần. Xu hướng mặc tã quần sẽ tạo nên cuộc sống thuận lợi hơn, loại bỏ tâm lý ngại ngần, giúp người lớn tuổi có cuộc sống lạc quan, yêu đời hơn. 

Bác sĩ lưu ý thêm về những lưu ý khi sử dụng tã cho người lớn tuổi vẫn tự chủ đi lại được như: Nên chọn tã quần thay vì tã dán, chọn loại tã quần mỏng thoáng không gây hầm bí để người mặc thoải mái; chọn loại tã thấm hút tốt, chống tràn biên nước ra ngoài và đặc biệt là lựa chọn kích cỡ phù hợp. 

Vui Khỏe Đẹp Mỗi Ngày: 5 bệnh lý thường gặp ở trẻ khi thời tiết giao mùa

Là chuyên gia xuất hiện trong chương trình tuần này, bác sĩ Trần Thị Hoàng Minh cho biết: “Cơ thể của trẻ em còn non yếu, chưa thể thích nghi kịp với sự thay đổi của môi trường; Các hệ cơ quan của trẻ chưa phát triển toàn diện; Thói quen ăn và ngủ thường xuyên bị thay đổi dẫn đến hệ thống miễn dịch của trẻ suy yếu; Cùng với thời điểm giao mùa cuối năm là thời điểm thuận lợi cho các vi sinh vật (ký sinh trùng, nấm mốc) có cơ hội phát triển khiến trẻ dễ mắc bệnh vào những tháng cuối năm hơn”. Những bệnh dễ gặp nhất ở trẻ như: 

Bệnh cảm cúm do sốt siêu vi, virus với triệu chứng sốt, đau họng, ho, sổ mũi, nhức mỏi toàn thân. Để phòng tránh cảm cúm phải luôn giữ ấm cho trẻ, vị trí dễ nhiễm lạnh như bàn tay, bàn chân, cổ, ngực, đầu; Cho trẻ uống nước ấm thường xuyên và tiêm phòng mỗi năm để phòng tránh.  

Bệnh viêm đường hô hấp do vi khuẩn, siêu vi hoặc do không khí lạnh gây ra với triệu chứng như sốt cao, đau họng khi nuốt, nghẹt mũi, đau đầu hoặc tiêu chảy nhẹ,... Để phòng bệnh nên luôn giữ ấm cơ thể cho trẻ, luôn đeo khẩu trang cho trẻ khi ra bên ngoài để hạn chế tiếp xúc với dịch bệnh. 

Bệnh tiêu chảy cấp do vi khuẩn tả, thương hàn hay rotavirus thường lây qua đường tay chân trẻ tiếp xúc với đường miệng với triệu chứng như nôn mửa, đi ngoài nhiều lần, mất nước nhiều. Để phòng tránh nên rửa tay trước khi cho trẻ ăn và sau khi trẻ đi vệ sinh. Chú ý về sinh an toàn thực phẩm như ăn chín, uống sôi,... 

Viêm tai do virus và không khi lạnh với triệu chứng như: sốt, đau tai, ù tai, chảy dịch ở tai, nhức đầu, buồn nôn. Để phòng tránh nên giữ ấm cơ thể và cho trẻ uống nhiều nước; Hạn chế cho trẻ bú sữa hoặc uống sữa ở tư thế nằm; Giữ vệ sinh tai, mũi, họng cho trẻ; Nếu tai trẻ bị dính nước phải thấm khô tai ngay. 

Viêm mũi dị ứng do cơ địa, không khí lạnh hoặc virus với triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi nhiều. Để phòng tránh nên giữ ấm cho trẻ; Tránh xa các tác nhân gây dị ứng; Vệ sinh mũi họng cho trẻ thường xuyên. 

Bác sĩ Trần Thị Hoàng Minh nói thêm, bên cạnh các biện pháp như giữ ấm thì cũng nên tăng cường bổ sung dinh dưỡng như uống nước cam để tăng sức đề kháng cho trẻ. Tuy nhiên, nếu bổ sung vitamin C quá nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe như gặp các vấn đề về tiêu hóa: Đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng, tiêu chảy hoặc tăng nguy cơ sỏi thận ở trẻ,... Cần lưu ý khi bổ sung vitamin C tăng sức đề kháng cho trẻ như: Không chỉ cho trẻ bổ sung vitamin C từ những loại quả chua như cam, chanh mà còn có thể chọn bổ sung từ các loại hoa quả khác như dâu, ổi, đu đủ, kiwi,...; Trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi cần khoảng 20mg mỗi ngày, đối với trẻ trên một tuổi thì mỗi ngày cần dung nạp 30mg - 40mg vitamin C; Nên bổ sung vitamin C vào buổi sáng. 

Chuyên gia nói thêm, vitamin C chỉ giúp hệ miễn dịch được thích thích và hoạt động tốt hơn chứ không thể thay thế chức năng của hệ miễn dịch. Vì vậy, cần có những lưu ý để phòng ngừa bệnh khi giao mùa như: “Đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu năng lượng, đầy đủ dinh dưỡng và nước cho trẻ; Khuyến khích trẻ vận động mỗi ngày và chăm sóc giấc ngủ cho trẻ để tăng đề kháng; Tránh khói thuốc lá để hệ miễn dịch của trẻ không bị tổn hại; Cần cho trẻ tiêm vắc xin đầy đủ và đúng cách để tránh bệnh truyền nhiễm”.

Có thể sử dụng những sản phẩm hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho trẻ trên 13 tuổi, biếng ăn, sức đề kháng kém và hay mắc các bệnh đường hô hấp. Các sản phẩm có chứa: Kẽm Gluconate, L - Lysine HCL, Cao Hoàng Kỳ hoặc Thymomodulin. 

Bác Sĩ Nhi Khoa: Tầm quan trọng của kẽm đối với não bộ của trẻ nhỏ

Tập 40 Bác Sĩ Nhi Khoa phát sóng với chủ đề Tầm quan trọng của kẽm đối với não bộ của trẻ nhỏ. Chương trình với sự dẫn dắt của MC Nam Hee cùng chuyên gia ThS.BS Hồ Quốc Pháp - Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM. Tham gia tiểu phẩm tình huống tuần này là các diễn viên Đại Nghĩa, Lê Khánh và Lê Lộc.

Đang trò chuyện vui vẻ cùng đồng nghiệp, cô gái liền đổi sang sắc thái buồn bã cho biết: “Cùng làm một công ty, cùng làm một vị trí và đẻ con cùng lúc luôn nhưng sao cuộc đời của chị lúc nào cũng vui vẻ. Còn ngược lại của em sao nó khổ mà không biết sướng là gì hết”. Cô còn cho biết thêm đứa con không tập trung, mau quên và không ghi nhớ được khi học bài.

Bất ngờ người sếp về và nghe được câu chuyện này, ông nói: “Vấn đề mà trẻ không tập trung, học trước quên sau có thể là do thiếu kẽm”. Nghe xong, nữ nhân viên liền cho rằng trẻ mất trí nhớ là do thiếu omega hoặc DHA. Thấy vậy, người sếp liền mời chuyên gia để tư vấn.

Giải đáp thắc mắc của các nhân vật trong tình huống, ThS.BS Hồ Quốc Pháp cho biết: “Kẽm có vai trò quan trọng trong việc giúp bé cải thiện tình trạng biếng ăn, tăng đề kháng, giảm tình trạng rối loạn tiêu hóa, tham gia vào chức năng của các hóc-môn tăng trưởng. Tuy nhiên, phụ huynh thường quên kẽm còn có vai trò giúp phát triển trí não, nhận thức và trí nhớ của trẻ”.

“Khi thiếu kẽm sẽ dẫn đến một số rối loạn về tâm thần kinh như rối loạn giấc ngủ, hay thức giấc và khóc đêm,… Ngoài ra, việc giảm trí nhớ của trẻ thì làm cho khả năng học tập cũng sẽ thấp hơn bình thường. Bởi vì khả năng dẫn truyền thông tin trong não bộ đối với những em bé thiếu kẽm sẽ chậm hơn những em bé được bổ sung kẽm đầy đủ. Ngoài ra, người ta cũng chứng minh được việc thiếu kẽm làm gia tăng các trường hợp tăng động giảm chú ý”, vị bác sĩ chia sẻ thêm.

Ngoài ra, ThS.BS Hồ Quốc Pháp đưa ra các biện pháp cải thiện tình trạng thiếu kẽm ở trẻ: “Thứ nhất, cho trẻ bú mẹ thường xuyên trong vòng 6 tháng đầu đời. Thứ hai, cần tăng cường dinh dưỡng bằng nhiều nhóm thức ăn khác nhau theo từng độ tuổi. Thứ ba, có thể dùng một số thực phẩm hỗ trợ bổ sung kẽm cho trẻ”.

Bác Sĩ Gia Đình: Cách chăm sóc răng sau cấy ghép implant

Tập 51 chương trình Bác Sĩ Gia Đình phát sóng có chủ đề “Nhiễm trùng sau cấy ghép implant - triệu chứng và cách xử lý”. Chương trình với sự kết nối của MC Ngọc Nhi cùng sự tư vấn của TS BS Võ Văn Nhân – Giám đốc Nha khoa Nhân Tâm. Tham gia tiểu phẩm tình huống tuần này là các diễn viên NSƯT Hạnh Thúy, Linh Tý và Bích Trâm.

Được chồng rủ đi chơi, người vợ ôm mặt và cho biết đang bị đau răng rất nghiêm trọng. Thấy vậy, ông chồng mới cho biết vợ mình vừa trồng implant chưa đầy một tháng. Sau đó, người vợ nói thêm: “Từ khi trồng implant xong cho đến hôm nay thì cái nướu răng của em nó sưng, đỏ. Rồi nó cứ chảy nước vàng và nhức lắm”. Nghe xong, người chồng liền khuyên cô vợ nên đi khám bác sĩ vì nghi ngờ cô đã bị nhiễm trùng implant.

Lúc này, người mẹ chồng bất ngờ về tới và cho biết: “Cái gì mà phải đi khám bác sĩ. Mẹ đã mua thuốc giảm đau cho con rồi nè. Uống từ giờ đến cuối tháng, uống thay cơm cũng được nữa”. Nghe xong, người con trai liền cho biết thuốc giảm đau phải uống theo chỉ định của bác sĩ và không nên uống tùy tiện. Người mẹ không tin nên anh đã nhờ bác sĩ để được tư vấn.

Giải đáp thắc mắc của các nhân vật trong tình huống, TS BS Võ Văn Nhân cho biết: “Đây là phương pháp trồng cả phần thân và phần chân răng. Phần chân răng là phần trụ làm bằng vật liệu có tên là titanium cấy vào trong xương hàm từ bốn đến sáu tháng, và được dính chặt vào xương thay cho phần chân răng đã mất. Sau đó, bác sĩ sẽ gắn một chiếc răng lên trên cái trụ này mà không làm xâm phạm đến những chiếc răng bên cạnh của bệnh nhân”.

Để chăm sóc răng sau cấy ghép implant, vị bác sĩ đưa ra lời khuyên: “Thứ nhất, người bệnh cần tuân thủ theo quy định của bác sĩ điều trị, vệ sinh răng miệng sau đặt implant đúng phương pháp. Thứ hai, trong một năm đầu người bệnh nên tái khám hai đến ba tháng/lần, sau năm đầu tiên là 6 đến 12 tháng/lần. Thứ ba, không sử dụng tăm hoặc các dụng cụ sắc, nhọn để xỉa răng, tránh gây sang chấn mô lợi, tạo viêm và mất bám dính. Thứ tư, nên dùng các dụng cụ vệ sinh răng miệng như chỉ tơ nha khoa, chỉ chuyên dụng, bàn chải kẽ, nước súc miệng,… Cuối cùng, nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín với đội ngũ bác sĩ nhiều kinh nghiệm, hệ thống vô trùng đảm bảo để hạn chế tối đã nhiễm trùng xảy ra”.

Hỏi Bác Sĩ Chuyên Khoa: Chuyên gia nói gì về chứng rối loạn tiểu tiện ở người cao tuổi

Tập bốn chương trình Hỏi Bác Sĩ Chuyên Khoa vừa lên sóng trên kênh HTV7 với chủ đề Chăm sóc người cao tuổi rối loạn tiểu tiện đúng cách. MC Ngọc Nhi làm nhiệm vụ kết nối với chuyên gia là Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thị Sơn, Nguyên giảng viên Đại học Y Dược TP.HCM đưa ra những lời khuyên hợp lý cho khán giả.

Trong tình huống tuần này, người mẹ bị rối loạn tiểu tiện dẫn đến tiểu thường xuyên, tiểu đêm, khó ngủ khiến tinh thần sa sút. Dù cô con dâu đã tìm đủ cách như hạn chế nấu các món lợi tiểu, hạn chế cho mẹ chồng uống nước,... nhưng tình hình bệnh lý vẫn không cải thiện. Cảm thấy bệnh lý của mình ảnh hưởng đến người khác nên mẹ đã đề nghị các con dọn ra riêng để không bị làm phiền. Thấy vậy, người con trai đã đề nghị tìm đến chuyên gia để được tư vấn các phương pháp chăm sóc người bệnh rối loạn tiểu tiện hiệu quả. 

Chuyên gia cho rằng, các biện pháp như xây nhà vệ sinh trong phòng ngủ là một biện pháp tốt, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người cao tuổi tiểu tiện, nhưng trường hợp tiểu gấp gáp thì vẫn chưa giải quyết được vấn đề. Việc hạn chế uống nước hoặc ăn các thực phẩm lợi tiểu vẫn chưa thực sự tốt vì điều đó gây thiếu nước, ảnh hưởng đến sức khỏe dinh dưỡng. Việc thường xuyên dọn dẹp vệ sinh, giặt giũ quần áo liên tục tuy tạo được không gian sạch sẽ, thoải mái nhưng lại khiến người cao tuổi cảm thấy mình làm phiền quá nhiều đến con cái, gây ảnh hưởng tâm lý cha mẹ. Theo bác sĩ, chăm sóc người cao tuổi rối loạn tiểu tiện hiệu quả là phải để họ thấy dù mình đi tiểu nhiều nhưng vẫn thoải mái, không bị lệ thuộc hoặc ảnh hưởng đến con cháu. 

Theo bác sĩ, người lớn tuổi thường không muốn phụ thuộc vào con cháu, muốn tự lập trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Hiểu được tâm lý đó, các nhà khoa học, các nhà chuyên môn đã tạo ra những giải pháp thuận lợi cho người cao tuổi bị rối loạn tiểu tiện và trong đó có việc sử dụng tã quần.

Bác sĩ lưu ý thêm về những lưu ý khi sử dụng tã cho người lớn tuổi vẫn tự chủ đi lại được như: Nên chọn tã quần thay vì tã dán, chọn loại tã quần mỏng thoáng không gây hầm bí để người mặc thoải mái; chọn loại tã thấm hút tốt, chống tràn biên nước ra ngoài và đặc biệt là lựa chọn kích cỡ phù hợp. 

Vui khỏe đẹp mỗi ngày: Những biện pháp phòng tránh rối loạn tiêu hóa mùa tiệc tùng

Tập 33 chương trình Vui Khỏe Đẹp Mỗi Ngày vừa lên sóng trên kênh THVL1. MC Ngọc Nhi làm nhiệm vụ kết nối với chuyên gia là Tiến sĩ - Bác sĩ Lê Thị Tuyết Phượng, Trưởng khoa Nội tiêu hóa, bệnh viện Nhân Dân 115, TP.HCM. Chương trình tuần này sẽ giúp khán giả có thêm kiến thức phòng tránh hiệu quả chứng rối loạn tiêu hóa mùa tiệc tùng cuối năm.  

Trong tình huống tuần này, hai người con thường xuyên tham gia tiệc tùng vào dịp cuối năm nên sợ mẹ la không dám về nhà. Thấy vậy, người mẹ mới đề nghị các con ăn nhiều sữa chua để bổ sung men vi sinh, tự do ăn uống mùa tiệc tùng mà không lo rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, không ai nghe ai nên người mẹ đã tìm đến chuyên gia để được tư vấn rõ hơn. 

Theo bác sĩ, khi ăn uống quá nhiều dẫn đến rối loạn tiêu hóa cơ năng như: đầy bụng, ợ chua, khó tiêu, táo bón trong vài giờ hoặc 1 ngày thì có thể điều chỉnh được, không nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu rối loạn tiêu hóa kéo dài có thể gây rối loạn hệ men vi sinh đường ruột và hệ men tiêu hóa đường ruột dẫn đến các bệnh lý đường tiêu hóa như: Viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, viêm ruột, rối loạn khó tiêu hoặc rối loạn đi tiêu, thậm chí là viêm đại tràng. Nếu như những bệnh lý này không được kiểm soát, điều trị hiệu quả có thể dẫn đến biến chứng loét, xuất huyết tiêu hóa hay nguy cơ ung thư.

Chuyên gia nói thêm, mùa tiệc tùng dễ gây ra rối loạn tiêu hóa do vấn đề ăn uống, ăn nhiều hơn bình thường, ăn nhiều thực phẩm có nhiều năng lượng, nhiều chất béo, gia vị, tinh bột và ít có rau xanh, trái cây tươi và dùng thức uống có ga, có cồn. Ngoài ra, việc thời gian sinh hoạt không ổn định, tiệc tùng liên tục khiến ngủ không đủ giấc, không tập thể dục, thể thao cũng là nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiêu hóa. 

Bác sĩ Lê Thị Tuyết Phượng nói thêm, việc bổ sung men vi sinh từ việc ăn sữa chua là phương pháp tốt. Tuy nhiên, nếu bổ sung men vi sinh quá mức cũng không tốt, dùng quá nhiều sữa chua có thể gây không cân đối về mặt dinh dưỡng, mất cân đối cơ thể. Đặc biệt, tư tưởng ăn nhiều sữa chua, bổ sung nhiều men vi sinh thì có thể tự do ăn nhậu, uống nước có ga, có cồn thoải mái là quan điểm sai lầm.

Để đảm bảo hệ tiêu hóa được bảo vệ tốt trong mùa tiệc tùng, chuyên gia khuyên rằng: Khi ăn uống nên đảm bảo bổ sung đầy đủ khoáng chất, chất dinh dưỡng, chú ý an toàn vệ sinh thực phẩm, không nên ăn quá no, sử dụng rượu bia ở mức an toàn; Bổ sung men vi sinh để đảm bảo hệ vi sinh đường ruột bằng cách ăn sữa chua, yaourt, thực phẩm lên men, dưa lên men,…hoặc dùng các sản phẩm bổ sung men vi sinh có chứa Bacillus clausii và Bacillus subtilis để phòng ngừa rối loạn tiêu hóa.

Text: Thị Dân - Cosmolife.vn | Source: General
RELATED NEWS

Mr Law Travel: Thu Trang bị Tiến Luật gài kèo lái xe 3 tiếng ra tận Ninh Thuận quay vlog

17453 Views
28-03-2024
Bất ngờ ông xã Tiến Luật rủ đi chơi nhưng Thu Trang liên tiếp 'dở khóc dở cười' do bị gài kèo phải tự lái xe, không mang theo đồ đạc và trở thành 'phượt thủ' bất đắc dĩ.

Biên đạo Viết Thành nói về tiêu chí “Khẳng định chất tôi” ở Dalat Best Dance Crew 2024 – Hoa Sen Home International Cup

31829 Views
08-03-2024
Giám khảo Viết Thành tiết lộ tiêu chí chấm thi và những kỳ vọng đặc biệt ở Dalat Best Dance Crew 2024 – Hoa Sen Home International Cup.

Miss Cosmo 2024: 10 quốc gia đầu tiên chính thức xác nhận tham dự

26705 Views
29-02-2024
Nối tiếp sức nóng của Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam - Miss Cosmo Vietnam 2023, các thông tin bên lề hấp dẫn liên quan đến cuộc thi quốc tế Miss Cosmo 2024 đang dần được hé lộ. Ban tổ chức vừa công bố 10 quốc gia đầu tiên sẽ cử đại diện đến Việt Nam chinh chiến tại Miss Cosmo năm đầu tiên, đó là: Myanmar, Dominican Republic, Honduras, Cambodia, Laos, Sierra Leone, Haiti, Cuba, Singapore và Nepal.

Miss Cosmo 2024: Các cường quốc sắc đẹp Mỹ, Thái Lan, Philippines, Ấn Độ, Puerto Rico tham gia đường đua

26632 Views
29-02-2024
Miss Cosmo 2024 đang là một trong những đấu trường nhan sắc quốc tế đáng mong chờ nhất trong năm 2024. Ngay từ đầu năm, sức nóng của cuộc thi đang tăng dần lên khi mới đây, ban tổ chức vừa hé lộ 10 quốc gia tiếp theo xác nhận sẽ cử đại diện đến Việt Nam tham gia Miss Cosmo 2024, gồm: Indonesia, Thái Lan, Philippines, Ấn Độ, USA, Hà Lan, Puerto Rico, Peru, Costa Rica, Portugal. 

Việt Max và Viết Thành tiếp tục ngồi ghế giám khảo Dalat Best Dance Crew 2024 – Hoa Sen Home International Cup

29719 Views
21-02-2024
Dalat Best Dance Crew 2024 – Hoa Sen Home International Cup chính thức quay trở lại với 2 bảng thi Phong trào mở rộng và Quốc tế đầy sôi động vào dịp lễ 30/4 và 1/5 tại Đà Lạt, Lâm Đồng.