6 kiểu tư duy nghèo nàn điển hình, tưởng xa lạ nhưng ai cũng mắc ít nhất một lần trong đời
17810 Views
10-03-2022
Share on Google+ Share on Twitter Share on Facebook Share on Pinterest Share on Linkedin

(Cosmolife.vn) Người nghèo không phải là người thiếu tiền, mà là những người không thể thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn tư duy của người nghèo.

Đánh đổi thời gian lấy tiền bạc

Ngoài chợ, chúng ta dễ dàng bắt gặp cảnh tượng hai người đứng mặc cả mớ rau với nhau hết nửa buổi. Trên đường, thỉnh thoảng chúng ta bỗng dưng va phải người quen, lại đứng tán dóc cả ngày khiến công việc lỡ dở.

Đây chính là tư duy điển hình của một người không thể giàu được. 1-2 đồng bạc đó đáng giá bằng nửa ngày trời của bạn sao? Giá trị của những gì bạn sắp làm không thể so với ý nghĩa của việc dành một ngày để nói chuyện phiếm sao?

Bạn cần hiểu: Thời gian của con người là vô giá! Tuy nhiên, nhận thức được giá trị của thời gian không phải là một công việc đơn giản.

Mặc cả với nhau hết nửa ngày chỉ để được rẻ hơn vài đồng. Phải đi công chuyện nhưng lại đứng tán gẫu với người quen. Xếp hàng dài chờ khuyến mãi trong siêu thị. Khi làm những điều này, chúng ta đang sử dụng thời gian quý báu của mình để đổi lấy chút lợi ích.

Đây là tư duy điển hình của người không thể giàu lên. Họ chẳng bao giờ cảm thấy thời gian của mình quý giá, mà chỉ than phiền rằng tại sao mình lại nghèo dù làm việc rất chăm chỉ.

Người giàu đang làm gì khi người bình thường lãng phí thời gian vào những việc vô nghĩa? Họ học hỏi kiến thức, xây dựng các mối quan hệ, tích góp vốn và mở đường cho thành công trong tương lai.

Tiền hết có thể kiếm lại, nhưng thời gian đã trôi qua thì không còn cách nào cứu vãn. Thời gian đáng giá ngàn vàng, vậy nên đừng lãng phí thời gian vào những việc vô nghĩa hoặc ít đem lại lợi ích gì.

6 kiểu tư duy nghèo nàn điển hình, tưởng xa lạ nhưng ai cũng mắc ít nhất một lần trong đời: Chẳng trách chăm chỉ mãi vẫn không thể giàu có - Ảnh 1.

Xem nhẹ mục tiêu cá nhân

Một món đồ có đủ ba kích cỡ lớn, vừa và nhỏ (với giá gốc lần lượt là 300.000 VNĐ, 250.000 VNĐ và 200.000 VNĐ), hiện được giảm đồng giá còn 150.000 VNĐ. Theo kinh nghiệm của nhân viên bán hàng, người bình thường thường có xu hướng mua loại lớn để tiết kiệm tiền, còn người giàu thường mua loại phù hợp với nhu cầu của bản thân.

Đây chính là một loại tư duy sai lầm. Người thiếu thốn thường quá tập trung vào việc tìm kiếm lợi ích mà bỏ qua những giá trị khác quan trọng hơn, chẳng hạn như mục tiêu của bản thân.

Một cặp vợ chồng muốn mua nhà nhưng không có đủ tiền đặt cọc. Người chồng khuyên nên đợi thêm một thời gian để tích cóp, nhưng người vợ lại muốn mua ngay lập tức. Tranh luận hồi lâu, người chồng đành chiều ý vợ mình. Cả hai chạy đi vay mượn khắp nơi để đủ tiền.

Ngay từ đầu, đôi vợ chồng này đã vướng phải lỗi tư duy. Vấn đề chẳng phải họ có đủ tiền hay không, quan trọng là việc mua nhà có thật sự cần thiết hay không. 

Tư duy của người nghèo được xác định bởi việc họ có làm được hay không, trong khi tư duy của người giàu là đề cao tính mục tiêu của hành động.

Khi mua nhà, người không có tiền thường nghĩ đến vấn đề: Phải đặt cọc trước bao nhiêu? Liệu thu nhập hàng tháng có đủ để trả tiền vay? Có nên mua nhà không? Mua loại nào thì phù hợp?

Ngược lại, khi mua nhà, người giàu trước tiên sẽ hỏi: Mình có thật sự cần mua nhà không? Muốn mua một căn nhà như thế nào? Sau đó, họ mới bắt đầu triển khai kế hoạch.

Nếu mục tiêu đủ hợp lý, chúng ta sẽ không thể viện lý do "không đủ nguồn lực" để không làm.

Tự hạn chế mọi khả năng

Mọi người thường quan niệm, càng có ít tiền thì ý chí càng mạnh mẽ. Thế nhưng, sự thật hoàn toàn ngược lại.

Trong kinh tế học hành vi, có một khái niệm được gọi là "sự mệt mỏi khi quyết định". Chúng ta càng đưa ra nhiều quyết định trong một khoảng thời gian ngắn, năng lượng sẽ càng cạn kiệt. Từ đó, chúng ta không còn sức để cân nhắc ưu, nhược điểm, dẫn đến nhiều quyết định mang tính ngẫu nhiên hơn.

Khi mua nhà, người bình thường quan tâm hơn đến giá cả vì họ đã quen so sánh giá nhiều lần mỗi khi muốn mua một thứ gì đó. Do vậy, họ thường có xu hướng chọn những ngôi nhà có giá trị thấp nhất khi đầu tư hoặc thay đổi chỗ ở.

Đây chính là cốt lõi của "tư duy nghèo túng": Nếu chỉ tập trung vào tiền, bạn sẽ lãng phí tiền bạc; nếu chỉ tập trung vào lợi ích trước mắt, bạn sẽ thắng một trận nhỏ nhưng thua cả trận chiến.

Lười biếng

Người lười tư duy thường ước có cơm ăn áo mặc mà không phải vất vả; người thiếu chính kiến chỉ muốn được người khác khuyên nhủ. Tương tự, người không thể giàu là những người đã sống mòn hàng chục năm, sẵn sàng làm nô lệ cho cuộc đời, chẳng thể nghĩ mình sẽ làm chủ số phận.

Lười tư duy và lười hành động luôn song hành với nhau. Bạn coi việc gọi đồ ăn về nhà thay vì nấu nướng là tiết kiệm thời gian, nhưng thời gian bạn tiết kiệm được chủ yếu là để xem TV, chơi điện tử, lướt web và hàng loạt việc vô bổ khác. Dần dần, nó trở thành một thói quen xấu; dù có điều kiện nấu nướng, bạn vẫn đốt tiền để gọi đồ ăn về nhà.

Luôn suy nghĩ theo hướng tiêu cực

Giả sử có một ngọn núi phía trước mặt, điều đầu tiên mà những người có "tư duy nghèo nàn" sẽ nghĩ là "mình không thể leo lên ngọn núi này". Vừa được giao nhiệm vụ liên hệ với đối tác, họ đã nghĩ đến việc thất bại, bị xem thường, vậy sao có thể tạo ảnh hưởng gì đến đối tác?

Một khi bị chi phối suy bởi các suy nghĩ tiêu cực này, bạn sẽ bước hoàn toàn vào trạng thái "tư duy nghèo nàn". Chỉ cần gặp khó khăn, "tư duy nghèo nàn" sẽ khiến bạn nghĩ mình không thể làm được và bỏ cuộc.

Người có "tư duy nghèo nàn" chưa chắc đã không có tiền, hoặc không có khả năng kiếm tiền. Thực chất, họ đang phủ nhận khả năng kiếm tiền và thành công của chính mình.

Ngược lại, người giàu khi gặp bất cứ vấn đề gì đều tin rằng mình sẽ làm được, đồng thời nghĩ đến cách giải quyết vấn đề, rồi huy động mọi nguồn lực xung quanh để thực hiện điều này.

Bằng lòng với hiện tại và không dám chấp nhận rủi ro

Nhiều người chỉ muốn theo đuổi cuộc sống ổn định, sáng cắp ô đi tối cắp ô về, an phận cả đời như vậy. Tuy nhiên, ổn định không có nghĩa là an toàn.

Chúng ta luôn thích cuộc sống hiện tại, nghĩ rằng chỉ cần ổn định thì mọi chuyện sẽ bình yên. Tuy nhiên, thực tế thường rất phũ phàng. Một tai nạn, một cơn bệnh, một công ty phá sản là đủ để hủy hoại cuộc đời của chúng ta.

Nếu bạn là người nghèo, chẳng có gì gọi là an toàn, chẳng có lối thoát nào tồn tại nếu bạn không dám chấp nhận rủi ro. Đáng sợ hơn, nhiều kẻ nghèo không dám tự mình mạo hiểm mà còn chê cười những người dám mạo hiểm.

Nếu bạn chấp nhận rủi ro, người sở hữu "tư duy nghèo nàn" sẽ cho rằng bạn may mắn; nếu bạn thất bại, kẻ đó sẽ châm chọc: "Tôi đã bảo rồi!". Nếu xung quanh có người như vậy, bạn cần tuyệt đối tránh xa.

Tất nhiên, chấp nhận rủi ro không giống như đánh bạc. Bạn cần có tinh thần sẵn sàng đối mặt với nguy hiểm, kể cả khi đang an toàn, và luôn dũng cảm tiến lên phía trước. Đó là một lựa chọn có toan tính sau nhiều lần cân nhắc rủi ro.

Tư duy quyết định đẳng cấp. Người giàu luôn nâng lên đặt xuống vấn đề trên nhiều phương diện rồi mới hành động. Người nghèo luôn nghĩ đến khó khăn trước, sau đó viện cớ để từ bỏ.

Thế giới sẽ không bao giờ đối xử tốt hơn với bạn chỉ vì bạn nghèo. Nếu muốn thay đổi vận mệnh, trước tiên bạn cần thay đổi tư duy của mình.

Dưới đây là một vài gợi ý bạn có thể thực hiện

Thiết lập khái niệm giá trị thời gian: Tăng hiệu suất làm việc, cùng một khoảng thời gian tạo ra giá trị cao hơn.

Nên nhớ rằng không thể đuổi theo chi phí chìm: Đã lãng phí tiền bạc mà lại còn lãng phí cả thời gian, đó là sai lầm chồng chất sai lầm.

Trau dồi tư duy hướng tới mục tiêu: Dự án tốt mới là quan trọng, chỉ cần mục tiêu đúng, vấn đề tiền luôn có thể giải quyết.

Giảm bớt những quyết định nóng vội, vô nghĩa: Tiết kiệm sức mạnh quý giá của ý chí.

Mở rộng tầm nhìn: Tránh để cho tầm nhìn bị thu hẹp chỉ tập trung vào hiện tại, đồng thời học cách lập chiến lược về kế hoạch dài hạn.

Có tinh thần Columbus đã nói đến: Có đóng tàu và dám ra khơi mới có thể ra khơi để tìm lục địa mới, đừng viện cớ rồi trốn ở trong vùng an toàn của mình.

Thay đổi nhận thức rằng bạn không phải kiếm tiền để sống: Bạn đang kiếm tiền để tận hưởng cuộc sống tốt hơn. Dù giàu hay nghèo, hãy quan tâm đến chất lượng cuộc sống.

Edit: Thị Dân - Cosmolife.vn | Source: Trí Thức Trẻ
RELATED NEWS

Nông sản Việt Nam & Thế giới, những câu chuyện kinh doanh: 29 bài học thương trường của CEO Phúc Sinh Group Phan Minh Thông

13614 Views
09-01-2025
Cuốn sách “Nông sản Việt Nam & Thế giới, những câu chuyện kinh doanh” của tác giả Phan Minh Thông, là 29 câu chuyện được tác giả ghi chép trong suốt nhiều năm, từ những bài báo đăng dịp Tết, các trải nghiệm thực tế trong kinh doanh, đến tập hợp bài viết đậm chất nghệ thuật và sưu tầm tranh quý. Từng trang sách không chỉ là những lát cắt về thương trường, mà còn là hành trình khám phá vẻ đẹp của văn hóa và nghệ thuật, nơi nam doanh nhân dừng chân chiêm ngưỡng những bức họa đầy cảm xúc và chia sẻ góc nhìn tinh tế về giá trị sáng tạo, lưu trữ những nét đẹp văn hóa.

Chính thức khởi động Chương trình Chứng nhận Vietnam Excellence 2025 của Anphabe

13976 Views
18-12-2024
Anphabe – đơn vị tư vấn tiên phong về giải pháp Thương hiệu Nhà tuyển dụng và Môi trường làm việc Hạnh phúc vừa khởi động Chương trình Chứng nhận Vietnam Excellence® 2025 nhằm tôn vinh và ghi nhận những Lãnh đạo & Tổ chức xuất sắc, đã ghi dấu ấn với những thành tựu vượt trội trong quá trình chuyển hóa kinh doanh thông qua phát triển con người và môi trường làm việc.

Hơn 5.000 vé miễn phí tặng sinh viên, thanh niên công nhân về quê đón Tết Nguyên đán 2025

14322 Views
29-11-2024
Chương trình "Mang Tết về nhà" năm 2025 do Trung ương Đoàn phối hợp Công ty Nước Giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam tổ chức, sẽ dành tặng 580 vé máy bay, 4.455 vé xe ô tô cho sinh viên, thanh niên công nhân và người lao động có hoàn cảnh khó khăn về quê đón Tết.

Loạt món ăn giàu dinh dưỡng, sang trọng từ việt quất Blue Royal từ gợi ý các KOL đình đám

14292 Views
21-11-2024
Nhiều KOL từ nhiều lĩnh vực cũng lựa chọn việt quất Blue Royal cho bữa ăn hàng ngày, góp phần lan tỏa lối sống chuẩn hoàng gia. Cụ thể, Hà My, Amandine, Nguyễn Hồ Trà My gợi ý bữa ăn giúp khỏe đẹp từ bên trong với Blue Royal.

Minh bạch hóa hướng dẫn uống trách nhiệm thông qua nhãn điện tử E-label từ Pernod Ricard

14067 Views
20-11-2024
Ngày 19/11/2024, tập đoàn Pernod Ricard vừa có buổi gặp gỡ báo chí truyền thông nhằm ra mắt Nhãn điện tử E-label. Pernod Ricard là một trong những tập đoàn rượu vang và rượu mạnh hàng đầu trên thế giới với vai trò tiên phong và cam kết thúc đẩy việc uống có trách nhiệm và có chừng mực. Sáng kiến này nhằm xây dựng văn hóa uống có trách nhiệm mức, giúp người tiêu dùng có thể đưa ra quyết định uống một cách sáng suốt.