Cám: Bí ẩn không ngờ đằng sau tạo hình gây ám ảnh, nghe tới kinh phí còn sốc hơn
21504 Views
12-09-2024
Share on Google+ Share on Twitter Share on Facebook Share on Pinterest Share on Linkedin

 (Người Thành Thị  – Cosmolife.vn) Hơn một tuần trước ngày ra mắt, phim điện ảnh Cám chính thức công bố thước phim hậu trường (BTS) về quá trình hóa trang những cảnh kinh dị và thiết kế mỹ thuật trong tác phẩm. Phim cổ trang hot nhất 2024 tung loạt ảnh hậu trường công phu, còn tiết lộ chi phí khủng khiến netizen bất ngờ.

Hơn một tuần trước ngày ra mắt, phim điện ảnh Cám chính thức công bố thước phim hậu trường (BTS) về quá trình hóa trang những cảnh kinh dị và thiết kế mỹ thuật trong tác phẩm.

Ở hầu hết các dự án phim kinh dị do đạo diễn Trần Hữu Tấn thực hiện, anh luôn nhấn mạnh phần hóa trang để tạo ra cảm giác chân thực nhất cho các nhân vật. Qua những thước phim đã hé lộ ở trailer chính thức, khán giả có thể thấy tác phẩm có không ít cảnh máu me và rùng rợn cần đến kỹ thuật hóa trang đặc biệt. Đảm nhận phần này trong dự án là chuyên gia hóa trang Chang Belevia, người đã cộng tác với đạo diễn Trần Hữu Tấn ở hai phim trước đó là Tết Ở Làng Địa Ngục và Kẻ Ăn Hồn đã được đón nhận tích cực bởi phần hoá trang ấn tượng.

Bí ẩn không ngờ đằng sau tạo hình gây ám ảnh nhất phim Việt hiện tại, nghe tới kinh phí còn sốc hơn- Ảnh 1.

Với dự án Cám, thách thức lớn nhất với chuyên gia Chang Belevia là phần tạo hình gương mặt dị dạng của Cám (Lâm Thanh Mỹ), vì phải tạo ra một một nửa mặt méo mó với phần mắt chảy xệ. Những phần thêm vào này phải được giữ đồng bộ ở các cảnh quay, cũng như đủ chắc chắn để nhân vật hoạt động thoải mái trong tất cả các cảnh quay. Để có được tạo hình, chuyên gia nghiên cứu từ những trang mạng và những nhân vật có thật.

Bí ẩn không ngờ đằng sau tạo hình gây ám ảnh nhất phim Việt hiện tại, nghe tới kinh phí còn sốc hơn- Ảnh 2.

Phần hóa trang cũng mang đến thử thách đặc biệt cho Lâm Thanh Mỹ khi phải diễn xuất với một bên mắt thật trong nhiều cảnh quay. Cô chia sẻ: “Khi diễn những cảnh cần phải diễn mắt nhiều, cũng như phải khóc nhiều thì nó sẽ khá là cộm. Và mình cũng không có cách nào khác ngoài việc đụng đụng vô cho nó đỡ cộm, và phải chờ hết ngày quay đó thì mới có thể tháo lớp hóa trang”. Mỗi ngày, cô cũng phải đến trường quay sớm một tiếng so với lịch quay để thực hiện phần hóa trang trên mặt.

NSX Hoàng Quân tiết lộ: “Quá trình nghiên cứu phần tạo hinh cho Cám mất 3 tháng từ thời điểm nghiên cứu các hình ảnh và đo đạc tỷ lệ gương mặt thật của diễn viên, sau đó diễn viên phải mất 1 ngày để lấy khuôn silicon. Từ khuôn đó, nghệ sĩ hóa trang đặc biệt mới tiến hành đúc các chi tiết trên mặt Cám. Các chi tiết này sẽ được dán lên mặt diễn viên bằng 1 loại keo đặc biệt không gây dị ứng da, sau đó mới tô màu lên thêm, gắn mắt giả và hoàn chỉnh lớp hóa trang trước mỗi lần quay hình. Trong phim gương mặt Cám có sự thay đổi dần theo diễn tiến câu chuyện, nên chúng tôi đã phải làm tổng cộng 3 tạo hình cho Cám. Mỗi một lần hóa trang, chi phí cho một lần lên đến gần 2000 đô la. Và trong phim, Cám sử dụng tổng cộng 19 mặt nạ cả thảy”.

Sau Tết Ở Làng Địa Ngục và Kẻ Ăn Hồn, bộ đôi đạo diễn Trần Hữu Tấn và nhà sản xuất Hoàng Quân tiếp tục thực hiện một tác phẩm mang hơi hướng kinh dị cổ trang. Do đó, phần thiết kế mỹ thuật cũng được chăm chút để khán giả nhanh chóng kết nối với câu chuyện. Bối cảnh quan trọng trong phim là ngôi nhà của gia đình Tấm Cám, nơi xảy ra nhiều tình tiết. Ngôi nhà này gồm có một không gian nhà chính và các khu vực công trình phụ ở phía sau, từ giếng nước cho tới nhà của Cám và các gian nhà phụ.

Bí ẩn không ngờ đằng sau tạo hình gây ám ảnh nhất phim Việt hiện tại, nghe tới kinh phí còn sốc hơn- Ảnh 3.

Phụ trách phần thiết kế là họa sĩ và giám đốc mỹ thuật Bùi Bảo Quốc. Một tháng trước khi toàn ekip bắt đầu ghi hình, anh và đội ngũ thiết kế đã di chuyển ra địa điểm quay ở làng cổ Phước Tích (Huế) để bắt đầu công việc. Việc chia ngăn phòng, chế tạo và sắp đặt các vật dụng, đồ gốm trong nhà theo phong cách và thiết kế xưa đều được tính toán để tạo ra một không gian thuần Việt và phù hợp với địa vị trưởng làng của cha Tấm Cám.

Một điều thú vị trong phần thiết kế là cái giếng, nơi có cảnh gọi cá bống ăn quen thuộc trong truyện Tấm Cám, là được dựng lên chứ không phải giếng thật. Nhà sản xuất Hoàng Quân cho biết ngôi nhà được chọn làm bối cảnh không có sẵn một cái giếng phù hợp để ghi hình, thế nên ê-kíp chọn phương án đào hố xây giếng, cũng như trồng rêu và những cây thân thảo vào để tạo vẻ cổ xưa, thêm dấu án thời gian rêu phong cho giếng.

Bí ẩn không ngờ đằng sau tạo hình gây ám ảnh nhất phim Việt hiện tại, nghe tới kinh phí còn sốc hơn- Ảnh 4.

Set quay đặc biệt thứ 2 của phim nằm ở khu rừng thuộc Quảng Trị, nơi ghi hình cảnh hiến tế. Bên cạnh những khung cảnh phù hợp với không khí rùng rợn của phim, như đã chia sẻ ở tập BTS về bối cảnh, ê-kíp còn làm tăng thêm độ kinh dị nhờ vào phần thiết kế. NSƯT Ngọc Hiệp kể lại trải nghiệm khi ghi hình ở bối cảnh này: “Giữa một cái đầm lầy mênh mông, không có gì hết, cây cối cũng khô cằn, các bạn đã dựng lên một cái bục ở đó trong cái đầm lầy nước. Nước gần như tràn lên bục và xung quanh là những bộ xương khô, đầu lâu đạo cụ, ở trên lại giăng dây giống như mạng nhện vậy. Nó khiến cho tôi có trải nghiệm rùng rợn như tưởng tượng trong kịch bản”.

Bí ẩn không ngờ đằng sau tạo hình gây ám ảnh nhất phim Việt hiện tại, nghe tới kinh phí còn sốc hơn- Ảnh 5.

Nếu như khu rừng hiến tế tạo cảm giác ớn lạnh, thì phân cảnh hội làng lại mang đến không khí vui vẻ và đông đúc người dân. Cảnh quay này được ghi hình ở đình làng Hà Trung (Quảng Trị). Set quay hội làng bao gồm nhiều khu vực, có hàng quán, gian hàng rồi những khu vực liên quan tới các trò chơi dân gian, như là cờ người, đánh đu, thổi lửa, đấu vật. Ê-kíp phim muốn tái hiện lại những hoạt động hội hè sôi nổi của người dân làng, qua đó tạo ra không gian để diễn xuất cho một số diễn viên phụ.

Bí ẩn không ngờ đằng sau tạo hình gây ám ảnh nhất phim Việt hiện tại, nghe tới kinh phí còn sốc hơn- Ảnh 6.

Cám là dự án điện ảnh được thực hiện bởi ê-kíp Tết Ở Làng Địa Ngục và Kẻ Ăn Hồn, từ đạo diễn Trần Hữu Tấn và NSX Hoàng Quân. Cám là dị bản kinh dị đẫm máu từ câu truyện cổ tích nổi tiếng Tấm Cám, dự kiến khởi chiếu ngày 20/9/2024.

Publish: Người Thành Thị – Cosmolife.vn | Source: Phụ nữ Số - Phụ nữ Thủ đô
RELATED NEWS

Nhà ma ám Yeong Deok, top 3 địa điểm kinh hãi nhất Hàn Quốc lên màn ảnh rộng bởi đạo diễn trăm tỷ Việt

13521 Views
13-01-2025
Hàn Quốc không thiếu những bộ phim kinh dị kinh điển 'plot twist' nổi cả da gà, nhưng nếu một bộ phim Hàn Quốc được 'thai nghén', nhào nặn bởi một 'đạo diễn Việt Nam trăm tỷ', bối cảnh quay phim là một trong top 3 địa điểm ma ám có thật, kinh hãi nhất Hàn Quốc, bạn có sẵn sàng bắp nước ra rạp, vừa thở gấp vừa thưởng thức?

Đèn âm hồn gia nhập đường đua phim Tết muộn với sự tham gia của NSƯT Quang Tèo và Chiều Xuân

13511 Views
08-01-2025
“Đèn âm hồn” - bộ phim đầu tay của đạo diễn Hoàng Nam với những hình ảnh ma mị, kỳ bí đan xen với yếu tố văn hóa dân gian độc đáo sẽ là lựa chọn thú vị cho khán giả yêu thích dòng phim tâm linh trong dịp đầu năm. Bộ phim có sự tham gia của các gương mặt diễn viên trẻ tiềm năng và hai gương mặt gạo cội là NSƯT Quang Tèo, NSƯT Chiều Xuân.

Loạt dự án đáng mong đợi đến từ Warner Bros. Pictures trong năm 2025

13651 Views
02-01-2025
Sau năm 2024 ghi nhiều dấu ấn với các bom tấn ấn tượng , hãng phim Warner Bros. Pictures bước vào năm 2025 với những khởi đầu mới tràn ngập hy vọng.

The last dance - Phá địa ngục: Khám phá nghi lễ đặc biệt qua hiện tượng mới của điện ảnh Hong Kong

13663 Views
30-12-2024
Phá Địa Ngục vừa ra mắt tại Hong Kong đã nhanh chóng xác lập kỷ lục phòng vé khủng. Phim lấy chủ đề mới lạ là điệu múa phá ngục cứu vong trong tang lễ Đạo giáo Trung Hoa để lan tỏa thông điệp nhân sinh đến khán giả.

Lồng tiếng cho phim điện ảnh, địa hạt còn nhiều dư địa khai thác tại Việt Nam

13752 Views
27-12-2024
Lồng tiếng cho phim chiếu rạp có lẽ không còn quá xa lạ với nhiều khán giả đại chúng, tuy nhiên thường chỉ được tập trung ở các bộ phim hoạt hình dành cho trẻ em, các bộ phim nước ngoài vẫn chủ yếu được chiếu ở Việt Nam với định dạng phụ đề. Khi một số phim điện ảnh lồng tiếng đang nhận được sự quan tâm của khán giả, đâu là dư địa để phát triển thêm bản lồng tiếng theo cách chuyên nghiệp hơn?