(Cosmolife.vn) Trên sóng truyền hình THVL, nhiều chương trình trò chuyện truyền hình với các bác sỹ uy tín cung cấp cho bạn những kiến thức sức khỏe thường thức và mới nhất như: Bác Sỹ Gia Đình, Hỏi Bác Sỹ Chuyên Khoa, Bác Sỹ Nhi Khoa, Vui Khỏe Đẹp Mỗi Ngày...
Sống Khoẻ Đời Vui: Phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng thảo dược và những điều cần lưu ý
Tập 24 chương trình Sống Khỏe Đời Vui có chủ đề Phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng thảo dược và những điều cần lưu ý. Chương trình với sự tham gia tư vấn của Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Lê Việt Hùng, Giảng viên Trường Đại học Y Dược TPHCM, cùng sự kết nối của MC Thanh Phương.
Người đàn ông đang ngồi bất ngờ có hàng xóm đến nói chuyện, trông có vẻ rất tức giận. Hỏi ra thì mới biết là qua nói chuyện con gái ông hái mất cây lá lốt của nhà hàng xóm mà chưa có sự đồng ý của người ta. Người cha không tin con gái mình lấy lá lốt của nhà hàng xóm nên có lời qua tiếng lại. Đang nói chuyện thì con gái đi về trình bày lại câu chuyện: “Con không có lấy lá lốt của nhà thím sáu, cái đó là của thằng Tuấn. Nó thấy con đi ngoài đường rồi đưa cho con, rồi thím sáu la con quá trời.”
Nghe rõ được câu chuyện, người hàng xóm mới nói: “Cây lá lốt đó tôi trồng để chữa bệnh cho ông xã, ông ấy bị trĩ. Nên tôi phải dùng lá lốt với nghệ tươi để cho ông ấy uống. Giờ ông xã tôi đi, đứng, nằm, ngồi đều bị đau hết, cái búi trĩ nó lòi ra khi ông ấy đi tiêu nghỉ ngơi thì nó co lên.” Nghe thấy tình trạng giống mình, người đàn ông mới chia sẻ: “Hậu môn của tôi cũng xuất hiện một hạt đậu, nhưng đi tiêu nó không ra máu lâu lâu mới nhói lên một xíu thôi, tôi cũng sợ mình có nguy cơ bị bệnh trĩ." Để ba và thím sáu hiểu rõ hơn về bệnh trĩ và các phương pháp điều trị bệnh, cô gái lập tức mời bác sĩ tư vấn.
Theo dõi câu chuyện tình huống, Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Lê Việt Hùng cho biết: “Bệnh trĩ 10 người thì mất chín người bị rồi, trong cuộc sống hiện tại thì tần suất ngày càng cao. Biểu hiện của bệnh trĩ thì có ba biểu hiện chính: búi trĩ sa ra khỏi hậu môn, đau rát vùng hậu môn và chảy máu khi đi tiêu. Tuỳ vào mức độ và phân loại thì sẽ có phân loại như sau: trĩ nội và trĩ ngoại, đây là hai dạng trĩ trong khoa học chia ra. Nếu búi trĩ đó xuất hiện trên đường lượt là trĩ nội và dưới đường lượt là trĩ ngoại. Về cách phân độ của bệnh trĩ, thì phân chia thành bốn độ. Mức độ một trĩ nằm hoàn toàn bên trong lòng hậu môn. Đối với trĩ độ hai cái búi trĩ sẽ lòi ra ngoài tuy nhiên nó sẽ tự động rút lại vào bên trong. Trĩ độ ba thì nặng nề hơn búi trĩ lòi ra nhiều hơn, người bệnh phải mất một khoảng thời gian thì búi trĩ mới có thể thu hồi vào bên trong hoặc là phải dùng ngón tay đẩy nhẹ vào bên trong. Nặng nề nhất đó là trĩ độ bốn thì hầu như các khoảng thời gian búi trĩ sẽ nằm lòi ra bên ngoài nó sẽ rất khó chịu với bệnh nhân.”
Để hiểu hơn về nguyên nhân và cách điều trị bệnh trĩ, bác sĩ cho biết thêm: “Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ thì có rất nhiều. Nguyên nhất thứ nhất là do cái cơ chế mà làm tăng áp lực ở trong ổ bụng của mình ví dụ như ho nhiều, táo bón, tiêu chảy kéo dài cũng có thể gây nên bệnh trĩ. Các búi trĩ được treo ở trong hậu môn trực tràng bởi các dây chằng vì vậy nó sẽ lão hoá đến độ tuổi nhất định tự động nó sẽ giãn ra và búi trĩ sẽ sa xuống. Nguyên tắc điều trị của bệnh trĩ: kháng viêm, giảm đau, cầm máu, làm bền thành mạch, làm co hoặc làm se búi trĩ. Đối với Tây y trĩ độ 1, 2, 3 là mức độ nhẹ thông thường bác sĩ sẽ kê đơn thuốc uống hoặc bôi. Đến độ 4 có những biến chứng nặng nề bác sĩ bắt buộc phải phẫu thuật. Nhưng phương pháp này có nhiều tác dụng phụ vậy nên hiện nay các bác sĩ sẽ phối hợp đông và tây y để điều trị các bệnh về trĩ. Các loại thảo dược điều trị bệnh trĩ như: cúc tần, lá lốt, ngải cứu và tinh nghệ.”
Hỏi Bác Sĩ Chuyên Khoa: Những triệu chứng nguy hiểm cảnh báo các bệnh về cột sống người bệnh cần biết
Tập 51 chương trình Hỏi Bác Sĩ Chuyên Khoa vừa phát sóng trên kênh HTV7 có chủ đề Đau lưng, đau mỏi cổ - vai - gáy, dấu hiệu cảnh báo bệnh cột sống, với sự tham gia tư vấn của Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Trung Nam, Giảng viên Trường Đại học Y Dược TPHCM và được kết nối bởi MC Ngọc Nhi.
Tìm đến chương trình để nghe tư vấn tuần này là cô Bùi Như Hạnh, 56 tuổi, ngụ tại Quận 10, TP. Hồ Chí Minh. Theo như cô chia sẻ, cô bị đau nhức ở lưng - cổ - vai - gáy từ đầu năm 2019. Nhưng đến bốn, năm tháng gần đây các triệu chứng ngày càng nặng hơn. Mỗi sáng thức dậy, cô đều cảm thấy cổ của cô đau nhức không thể cử động.
Nhất là khi ngồi làm việc, cô bị đau lưng nên không thể ngồi lâu được. Lâu dần thì nó lan xuống chân, rồi cô cảm nhận nó đau vào trong xương khiến cô không thể đi lại và làm việc bình thường. Người nhà của cô cũng có người bị những triệu chứng tương tự, nằm liệt giường đã được 10 năm. Tìm đến chương trình “Hỏi bác sĩ chuyên khoa", cô Hạnh muốn được nghe tư vấn của bác sĩ cách điều trị của bệnh đau lưng, đau mỏi cổ - vai - gáy và các dấu hiệu của bệnh cột sống.
Nghe những chia sẻ của cô Hạnh, bác sĩ Nam tư vấn: “Cô đã được các bác sĩ chẩn đoán bị thoái hoá cột sống, đốt sống của chúng ta theo hình chữ S ở giữa các đốt sống này sẽ có các đĩa đệm. Khi các đốt sống của chúng ta bị thoái hoá nhiều năm thì những cái đĩa đệm này cũng có xu hướng bị thoái hóa dần dần những vòng xơ nó sẽ yếu đi và các nhân nhầy bên trong sẽ bị lòi ra nên sẽ có dấu hiệu bị lồi đĩa đệm hoặc thoát vị đĩa đệm. Nó sẽ chèn ép vào các rễ thần kinh nên mình sẽ có các triệu chứng đó là đau vùng lưng và lan xuống vùng mông, vùng đùi và vùng cẳng chân. Đây là bệnh lý mang tính chất phức tạp nó không còn khu trú ở vùng tổn thương và vùng cột sống nữa. Nó có thể ảnh hưởng đến đĩa đệm và ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương.”
Nói về phương pháp điều trị thoái hoá cột sống và thoát vị đĩa đệm, bác sĩ khuyên: “Những người bị bệnh xương khớp mãn tính thường xuyên sử dụng các thuốc giảm đau và nếu mình lạm dụng và sử dụng những nhóm thuốc giảm đau mà không có sự kiểm soát của bác sĩ thì dễ dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày. Đối với trường hợp của cô thì việc sử dụng thuốc giảm đau sẽ bị hạn chế và xu hướng để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ của cô thì nên phối hợp điều trị bằng thảo dược với các sản phẩm có chiết xuất từ cây cây một dược chứa Myrrh và hoạt chất MSM.”
Sau một tháng sử dụng sản phẩm theo tư vấn của bác sĩ, cô Hạnh nhận thấy tình trạng của mình đã đỡ hơn. Cô đã có thể đi lại bình thường, chăm sóc cháu nhỏ phụ gia đình. Lưng và cổ của cô đã có thể hoạt động êm hơn, không nghe tiếng lục cục như trước. Khi đi lên xuống cầu thang cô không còn cảm thấy tê buốt chân. Giờ đây, cô có thể làm việc và tập thể dục nhẹ nhàng, sức khỏe tinh thần từ đó cũng ổn định hơn.
Text: Thị Dân – Cosmolife.vn | Source: General