(Cosmolife.vn) Trên sóng truyền hình THVL, nhiều chương trình trò chuyện truyền hình với các bác sỹ uy tín cung cấp cho bạn những kiến thức sức khỏe thường thức và mới nhất như: Bác Sỹ Gia Đình, Hỏi Bác Sỹ Chuyên Khoa, Bác Sỹ Nhi Khoa, Vui Khỏe Đẹp Mỗi Ngày...
Bác Sĩ Nhi Khoa: Vai trò của hệ tiêu hóa đối với sự phát triển của trẻ nhỏ
Tập 31 Bác Sĩ Nhi Khoa vừa phát sóng lúc 17 giờ 50 Chủ nhật ngày 16/10 trên kênh HTV7 với chủ đề Vai trò của hệ tiêu hóa đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Chương trình với sự kết nối của MC Trương Quốc Bảo cùng sự tư vấn của TS.BS Nguyễn Huy Luân – Chuyên khoa Nhi, BV Nhi Đồng 2, TP.HCM. Tham gia tiểu phẩm tình huống tuần này là các diễn viên NSND Hồng Vân, Lê Lộc và Huỳnh Quý.
Đang chăm con, người cha quyết định kiểm tra cân nặng của con trai sau hai tháng. Biết được đứa con bị sụt cân, anh liền hoảng hốt và trách mắng người vợ. Đứng lúc này, người bà xuất hiện và ngăn chặn kịp thời cuộc cãi vã. Lúc này, người con trai nói: “Vấn đề là hai tháng trước đây cân nặng con của con là nhiêu đó, bây giờ cân lại số ký vẫn như vậy. Thậm chí nó còn tuột hơn nữa đó mẹ”. Nghe xong, cô vợ liền cho rằng đứa con đang ở trạng thái rất bình thường và ăn ngủ đều tốt.
Một lúc sau, người bà dự đoán được nguyên cháu bị sụt cân nên đã dò hỏi: “Cho má hỏi nè… Bữa giờ thằng cháu của má có bị táo bón không?”. Lúc này, hai vợ chồng đều sửng sốt cho biết con mình đang bị táo bón. Biết được nguyên nhân cháu bị sụt cân do táo bón, người bà liền cho biết: “Cái hệ tiêu hóa rất là cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của trẻ con. Bởi vì nó sẽ giúp tiêu hóa thức ăn, hấp thụ được thức ăn và thải độc. Sau khi thải độc xong thì mới có hệ miễn dịch và sức đề kháng được. Như vậy thì trẻ mới không ốm vặt và nhuận trường”. Hai vợ chồng người con vẫn chưa tin nên người mẹ quyết định nhờ bác sĩ tư vấn.
Giải đáp thắc mắc của các nhân vật trong tình huống, TS.BS Nguyễn Huy Luân cho biết: “Hệ tiêu hóa là một trong những cơ quan rất quan trọng của cơ thể. Chức năng đầu tiên của hệ tiêu hóa là tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng. Chức năng quan trọng thứ hai của hệ tiêu hóa là vai trò miễn dịch, vì hệ tiêu hóa chiếm tới 70% hệ miễn dịch của cơ thể. Chức năng thứ ba là thải độc, ngoài ra nếu hệ tiêu hóa tốt thì cơ thể sẽ cảm thấy yêu đời hơn”.
“Nếu trẻ bị táo bón kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất cũng như tâm lý, trí tuệ của trẻ. Một trong những ảnh hưởng đầu tiên của trẻ bị táo bón là trẻ bị biếng ăn, trẻ bị đầy hơi dẫn đến suy dinh dưỡng. Thứ hai là khả năng hấp thu dinh dưỡng kém, không đảm bảo cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể và dẫn đến sức đề kháng của cơ thể giảm đi, dẫn đến trẻ bị sụt cân. Nguy hiểm nhất trong việc trẻ bị táo bón là đường ruột không thông, độc tố không thoát được ra ngoài, giảm vi khuẩn có lợi và tăng vi khuẩn gây hại dẫn tới tình trạng viêm ruột, viêm trực tràng,… Nếu để tình trạng táo bón nặng hơn sẽ gây ra bệnh trĩ ở trẻ và gây tắc ruột nếu phân quá cứng”, vị bác sĩ nói thêm.
Vui Khỏe Đẹp Mỗi Ngày: Tiền đái tháo đường, mối nguy tiềm ẩn cần được sớm phát hiện
Tập 24 chương trình Vui Khỏe Đẹp Mỗi Ngày vừa lên sóng trên kênh THVL1. MC Ngọc Nhi làm nhiệm vụ kết nối với chuyên gia là Tiến sĩ - Bác sĩ Cao Đình Hưng, Giảng viên Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM. Chương trình tuần này sẽ giúp khán giả có thêm kiến thức về mối nguy hiểm của tiền đái tháo đường.
Tiền đái tháo đường là giai đoạn tiền đề dẫn đến đái tháo đường, giai đoạn này có thể kéo dài 10 năm hoặc sớm hơn và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, việc phát hiện sớm và điều trị tiền đái tháo đường có ý nghĩa rất quan trọng trong việc ngăn ngừa đái tháo đường type 2 và những biến chứng nguy hiểm. Trong tình huống tuần này, người vợ muốn ăn bánh ngọt nhưng người chồng không đồng ý vì sợ vợ ăn nhiều đồ ngọt sẽ ảnh hưởng sức khỏe. Lúc này, cô cháu gái đến chơi và phát hiện người vợ có vẻ tăng cân nên đề nghị đi tầm soát bệnh, tránh nguy cơ tiền đái tháo đường. Để hai vợ chồng tin tưởng và yên tâm đến bệnh viện tầm soát bệnh, cô cháu gái đã nhờ đến chuyên gia tư vấn rõ hơn.
Là chuyên gia xuất hiện trong chương trình tuần này, Bác sĩ Cao Đình Hưng cho biết: “Tiền đái tháo đường là thuật ngữ chỉ những người có mức đường huyết cao không đủ ở mức bị tiểu đường nhưng đã có những rối loạn về đường trong máu. Đây là tiền đề để bệnh phát triển thành đái tháo đường nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời”.
Theo Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế (IDF), năm 2021 Việt Nam có bốn triệu bệnh nhân đái tháo đường nhưng có đến 5.9 triệu bệnh nhân tiền đái tháo đường. Ước tính đến năm 2045, số lượng bệnh nhân tiền đái tháo đường ở Việt Nam có thể lên đến khoảng tám triệu người.
Bác sĩ cho biết: “Tiền đái tháo đường có thể dẫn đến đái tháo đường và những biến chứng nguy hiểm về sau như: Đột quỵ, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận”.
Tiền đái tháo đường thường diễn tiến âm thầm vì vậy xét nghiệm máu là phương pháp duy nhất để có thể xác định - thử glucose trong máu khi đói. Theo bác sĩ, đối tượng nguy cơ cần được xét nghiệm tầm soát tiền đái tháo đường gồm: “Người trong độ tuổi 35 tuổi trở lên; Phụ nữ có tiền sử đái tháo đường thai kỳ; Người trưởng thành thừa cân BMI lớn hơn 23 kg/m2 và có thêm một trong những yếu tố như: Bệnh tim mạch, huyết áp cao, mỡ máu cao, người ít vận động, hệ chứng buồng trứng đa nang hoặc gia đình trực hệ (cha, mẹ) mắc đái tháo đường”.
Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ năm 2022, thay đổi lối sống với các trọng tâm là chế độ dinh dưỡng, hoạt động thể lực, giảm cân nặng là biện pháp ưu tiên hàng đầu trong quản lý tiền đái tháo đường.
Bác sĩ Cao Đình Hưng nói thêm, người bị tiền đái tháo đường và chưa bị tiền đái tháo đường đều cần lưu ý tuân thủ chế độ sinh hoạt tích cực như: Chế độ dinh dưỡng hợp lý: tăng rau xanh, tăng nước uống, giảm muối, chất béo (mỡ), giảm lượng đường tiêu thụ và giảm lượng tinh bột nạp vào cơ thể; Có chế độ luyện tập thể dục thể thao cụ thể, nên tập luyện 30 phút/ngày, năm lần/tuần tùy theo thể trạng; Hạn chế sử dụng chất kích thích, đặc biệt là thuốc lá, rượu bia; Đồng thời kiểm soát và điều trị huyết áp đều đặn.
Hỏi Bác Sĩ Chuyên Khoa: Điều trị tiểu đêm, tiểu nhiều lần bằng phương pháp thảo dược khiến ai cũng chú ý
Tập 50 chương trình Hỏi Bác Sĩ Chuyên Khoa vừa phát sóng trên kênh HTV7 có chủ đề Điều trị kịp thời tiểu đêm, tiểu nhiều lần tránh những biến chứng nguy hiểm, với sự tham gia tư vấn của Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thị Sơn, Nguyên giảng viên Trường Đại học Y Dược, TPHCM và được kết nối bởi MC Ngọc Nhi.
Tìm đến chương trình để nghe tư vấn tuần này là cô Nguyễn Thị Chiêu Hoàng, 78 tuổi, ngụ tại Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh. Theo như cô chia sẻ, cô đã mắc chứng tiểu đêm, tiểu nhiều lần đã được 2, 3 năm rồi. Mỗi đêm cô phải đi tiểu bốn đến năm lần, còn ban ngày thì đi 9 đến 10 lần. Cô còn hay bị xoắn do bị mắc tiểu gấp, cô không thể kiểm soát cơn buồn tiểu nhất là ban đêm.
Chứng tiểu đêm, tiểu nhiều lần này khiến cô mất ngủ, mệt mỏi về cả sức khỏe lẫn tinh thần. Người nhà rất lo lắng vì chân cô đã yếu đi, có lần trong lúc đi vệ sinh cô đã bị té ngã khiến cả nhà mất ngủ phải cử người trông coi. Tìm đến chương trình Hỏi Bác Sĩ Chuyên Khoa, cô Hoàng muốn được bác sĩ tư vấn về cách điều trị kịp thời của chứng tiểu đêm, tiểu nhiều lần.
Nghe những chia sẻ của chú Thành, bác sĩ Sơn tư vấn: “Với triệu chứng tiểu đêm, tiểu nhiều lần ban đêm và cả ở ban ngày cộng thêm thỉnh thoảng cô còn tiểu gấp tiểu xoắn thì tôi nghĩ bệnh lý đầu tiên là hội chứng bàng quang tăng hoạt UAB. Đây là một bệnh lý lành tính tuy nhiên cô nên dành một ít thời gian để cô đến bệnh viện bác sĩ có thể phác thảo sơ đồ điều trị bệnh án chính xác cho cô.”
Nói về phương pháp điều trị chứng tiểu đêm, tiểu nhiều lần bác sĩ khuyên: “Hiện nay những phương pháp điều trị từ thảo dược đã giúp cho hội chứng bàng quang tăng hoạt rất là nhiều. Thứ nhất là nó có hiệu quả, thứ hai các phương pháp này còn lành tính có thể sử dụng lâu dài và phù hợp những người có bệnh lý nền. Một trong những giải pháp hiện nay là sử dụng các sản phẩm đến từ thảo dược có chứa thành phần Go less chiết xuất từ hạt bí đỏ pepo và mầm đậu nành. Hai loại thảo dược này sẽ giúp cho cơ bàng quang giảm co thắt, tăng tính đàn hồi.”
Sau một tháng sử dụng sản phẩm theo tư vấn của bác sĩ, cô Hoàng nhận thấy tình trạng của mình đã đỡ hơn. Chứng tiểu đêm, tiểu nhiều lần của cô đã được giảm hẳn. Thể hiện rõ nhất là ban đêm cô chỉ đi tiểu từ một đến hai lần cũng không còn chạy ra chạy vào nhà vệ sinh nhiều như trước. Giờ đây, cô không còn phải lo lắng vì chứng mất ngủ, sức khỏe tinh thần cũng từ đó mà ổn định hơn.
Bác Sĩ Gia Đình: Không răng bẩm sinh, làm thế nào để khắc phục
Tập 42 chương trình Bác Sĩ Gia Đình phát sóng lúc 12 giờ 50 Chủ nhật trên kênh THVL1 có chủ đề “Không răng bẩm sinh, làm thế nào để khắc phục”. Chương trình có sự tham gia tư vấn của Tiến sĩ - Bác sĩ Võ Văn Nhân, Giám đốc Nha khoa Nhân Tâm và MC Ngọc Nhi.
Người đàn ông buồn lòng vội vàng gọi hai người bạn thân qua tâm sự: “Hai bà giờ có cách nào để em của tôi vui vẻ hơn không? Em tôi bị chứng không răng bẩm sinh giờ lớn rồi biết ngại rồi. Hôm qua gặp bà Tám, bả chỉ ghẹo một câu là răng chưa mọc hả, sao lâu mọc vậy. Vậy mà nó chạy cái vù về nhà đóng cửa phòng từ hôm qua tới giờ.”
Một người bạn chia sẻ: “Hay là ông tìm bác sĩ tâm lý đến để tư vấn cho em xem, chắc vì em ông tự ti mặc cảm không giống người bình thường đấy.” Người đàn ông nhanh chóng đáp: “Rồi, tôi mời rồi nhưng mà không thấy em tôi tự tin lên gì hết, không biết còn cách nào không?”
Hai người bạn đồng thanh đáp: “Ông tìm đến bác sĩ uy tín mà hỏi đi, để xem người ta có cách nào giải quyết không.” Người đàn ông thắc mắc không biết phải tìm ở đâu, thấy người bạn của mình đau đầu vì bệnh tình của em mình, một người bạn nhanh chóng nhờ bác sĩ tư vấn về chứng không răng bẩm sinh.
Giải đáp các thắc mắc của các nhân vật trong tình huống, Tiến sĩ - Bác sĩ Võ Văn Nhân cho biết: “Tình trạng không răng bẩm sinh cực kỳ hiếm gặp, nguyên nhân là do di truyền và rối loạn cơ quan hình thành lên răng, tóc và tuyến mồ hôi. Do vậy khi các bệnh nhân bị mắc chứng này người ta sẽ thiếu răng, móng chân, móng tay dị dạng và đặc biệt là thiếu tuyến mồ hôi. Cơ thể bệnh nhân lúc nào cũng rất là nóng, trong vòng hai năm đầu tiên nếu như không xuất hiện răng sữa thì chúng ta có thể nghi ngờ bị mắc chứng không răng bẩm sinh. Người bệnh gặp trở ngại về mặt tâm lý, bệnh nhân rất là tự ti nhất là những trẻ 5-6 tuổi khi bắt đầu đi học bị bạn bè trêu chọc khi ngoại hình không đẹp, phát âm không chuẩn sẽ khó khăn cho con đường xin việc sau này.”
“Lưu ý cách chăm sóc răng miệng sau khi khắc phục tình trạng không răng bẩm sinh: Thứ nhất, không ăn các loại thực phẩm quá cứng, quá nóng hoặc quá lạnh. Thứ hai, vệ sinh răng miệng đúng cách, tránh mắc các bệnh viêm lợi. Thứ ba, uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Thứ tư, tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá. Thứ năm, tuân thủ theo lời dặn của bác sĩ và tái khám đúng hẹn.”
Text: Thị Dân – Cosmolife.vn | Source: General