Rác rưởi trên TikTok, có dọn được không?
10736 Views
29-11-2022
Share on Google+ Share on Twitter Share on Facebook Share on Pinterest Share on Linkedin

(Cosmolife.vn) Thời gian qua, nhiều tiktoker cố tình sản xuất nội dung gây sốc để thu hút sự chú ý của dư luận. Nhiều trường hợp phát ngôn vi phạm thuần phong mỹ tục, đạo đức.

Nội dung phản cảm tràn lan 

Mới đây, dư luận xôn xao với video nằm trong chuỗi Người nghèo ăn gìNờ ô Nô cho ăn đó của Phạm Đức Tuấn (còn có tên quen thuộc là Nờ ô Nô). Trong đoạn video, khi đến gặp 1 người phụ nữ lớn tuổi đang ngồi ở nhà chờ xe buýt, Tuấn nói: “Hello bà già nghèo khổ giữa trời đông cô đơn”. Anh này còn nói nhiều câu phản cảm như: “Nghèo mà còn chê đồ ăn nữa, vậy thôi khỏi ăn”, “Bớt nghèo lại đi nha, không ai giúp hoài đâu nha”. Chỉ trong 1 ngày, video nhận về hơn 32.000 bình luận, phần lớn là chỉ trích. Nhiều người kêu gọi báo cáo tài khoản của Phạm Đức Tuấn vì nội dung vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục, thậm chí tẩy chay tiktoker này.   

Hồi tháng Tám, tiktoker Cô gái có râu (tên thật Trương Thanh Tùng) cũng khiến dư luận dậy sóng một thời gian vì liên tục lời qua tiếng lại với chủ quán khi đi review món ăn. Thông Sói Ca cũng từng bị phản ứng bởi những nội dung nhảm nhí, kệch cỡm. Nữ tiktoker tên H. ở Hà Nội nhằm thu hút sự chú ý của người xem đã mặc trang phục giống trang phục của cảnh sát giao thông để live stream. Nữ tiktoker T.L.T lại gây chú ý bởi nhiều video chê bai, phán xét, miệt thị ngoại hình của nam giới. Lê Bống từng bị chỉ trích dữ dội vì hành vi để điện thoại quay phim “săn mây” trên máy bay…

Cần xử lý nghiêm khắc

Dư luận đã lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ những vụ việc trên, nhưng chuyện vẫn đâu vào đó. Các tiktoker từng bị lên án vì hành vi, phát ngôn phản cảm vẫn ngang nhiên tồn tại. Đơn cử như Phạm Đức Tuấn, dẫu từng có nhiều video tạo dư luận xấu, nhưng vẫn có hơn 680.000 người theo dõi. Cô gái có râu có đến gần 900.000, hay Lê Bống có hơn 9 triệu người theo dõi… Chính những con số này đã tạo ra giá trị thương mại cho các tiktoker. Nhiều thương hiệu hợp tác với họ để quảng bá, bất chấp dư luận phản ứng. 

Trong một buổi hội thảo, tiến sĩ tâm lý Đào Lê Hòa An - Giám đốc Trung tâm hướng nghiệp 4.0 JobWay, Cố vấn cấp cao Tổ chức Giáo dục AEG Việt Nam - cho biết, với lượng người dùng lớn hiện nay, để gây chú ý trên mạng xã hội, nhiều người bất chấp các giá trị, chuẩn mực để sản xuất các nội dung nhảm nhí, độc hại. Sự tò mò, hưởng ứng của dư luận càng khiến các nội dung này có cơ hội tồn tại. Ý thức của người sử dụng, công chúng có vai trò quan trọng trong cơ chế điều chỉnh này. Nhưng thực tế đang diễn ra cho thấy bộ lọc văn hóa, sức đề kháng của người dùng mạng xã hội vẫn còn yếu. Vì thế, trách nhiệm của TikTok và sự giám sát của cơ quan quản lý nhà nước là hai chân quan trọng trong thế kiềng 3 chân, nhằm làm sạch môi trường này.

Theo báo cáo minh bạch của TikTok vào quý II/2022, nền tảng này đã xóa hơn 113 triệu video do vi phạm chính sách chỉ trong 3 tháng. Tuy nhiên, con số này chỉ chiếm 1% tổng số video được đăng tải trên TikTok trong quý II. Nền tảng này giới hạn khả năng nhắn tin trực tiếp của các tài khoản 16 - 17 tuổi; cập nhật thêm tính năng chọn lọc đối tượng xem video trước khi đăng tải; tự động tắt thông báo vào lúc 21g đối với các tài khoản người dùng trong độ tuổi 13 - 15, và 22g đối với độ tuổi 16 - 17. Thực tế, việc tồn tại của nhiều video có nội dung “rác” cho thấy bộ lọc của nền tảng này vẫn chưa sát sao. Vì thế, việc gia tăng kiểm soát, quản lý, loại bỏ các nội dung độc hại, vi phạm thuần phong mỹ tục là điều cần được đẩy mạnh; chính sách quản lý nội dung, người dùng cần chặt chẽ hơn nữa. 

Thời gian qua, cơ quan chức năng cũng vào cuộc xử lý một số trường hợp vi phạm. Tháng 8/2022, Phòng An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Công an tỉnh Lâm Đồng) xử phạt tiktoker Hoàng Minh 10 triệu đồng vì video clip nói xấu người miền Trung. Trong tháng 7 - 8/2022, Công an quận Đống Đa (Hà Nội) xử phạt V.M.H. và N.V.C. về hành vi sử dụng trái phép trang phục công an nhân dân, đăng tải trên TikTok.

Việc xử lý nghiêm khắc hơn của các cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan quản lý văn hóa… là rất cần thiết để có thể hạn chế tình trạng vi phạm của nhiều tiktoker, bảo vệ và khuyến khích các hoạt động sáng tạo nội dung lành mạnh, có văn hóa trên mạng xã hội. 

Edit: Thị Dân - Cosmolife.vn | Source: Phụ Nữ Online
RELATED NEWS

Mike Nhân Phan chia sẻ bí quyết lên kế hoạch cho chuyến du lịch đa thế hệ trọn vẹn

13390 Views
19-11-2024
Việc lên kế hoạch một cho chuyến du lịch gia đình sao cho tất cả mọi thành viên, từ ông bà đến cháu chắt, đều cảm thấy hài lòng thật sự là một thử thách. Với "bề dày kinh nghiệm" du lịch cùng gia đình và họ hàng, Mike Nhân Phan gần như đã trở thành một chuyên gia trong việc thiết kế lịch trình cho các chuyến đi "đo ni đóng giầy" cho từng thế hệ.

Nữ sinh người Việt giành giải cao tại Liên hoan Nghệ thuật châu Á - Thái Bình Dương 2024

31962 Views
17-07-2024
Nữ sinh Việt Nam Mary Phan Thiên Mỹ, 13 tuổi, đã xuất sắc giành giải Bạc tại Liên hoan Nghệ thuật châu Á - Thái Bình Dương (Asia Pacific Arts Festival) được tổ chức tại Hàn Quốc vừa qua. Sự kiện này không chỉ là một sân chơi nghệ thuật quy mô lớn mà còn là nơi hội tụ những tài năng xuất sắc đến từ các quốc gia như Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản, và Hồng Kông.

Trò lố Dược sĩ Tiến

30193 Views
12-07-2024
'Dược sĩ' Tiến, cái tên gắn liền với nhiều chiêu trò, tranh cãi, tiếp tục khiến người xem ngán ngẩm khi đảm nhận vị trí nhà sản xuất Miss Universe Vietnam 2024.

Hương Giang, Dược sĩ Tiến, Hoàng Thùy ai đúng ai sai trong ồn ào giám khảo?

34774 Views
12-07-2024
Vụ việc Hương Giang, Dược sĩ Tiến lên tiếng khi Hoàng Thùy úp mở cô bị rời ghế giám khảo Miss Universe Vietnam 2024 dấy lên nhiều tranh cãi từ khán giả.